Địa lan rừng hình dạng như thế nào?

Thảo luận trong 'Kỹ thuật nuôi trồng' bắt đầu bởi thanthien, 10/8/19.

  1. thanthien

    thanthien Trần Thanh Thiện Thành viên BQT

    Địa lan rừng hình dạng như thế nào?

    Đối với cây địa lan mỗi bộ phận của nó đều có giá trị thưởng thức cao, tuy nhiên bông hoa lại có vị trí quan trọng hơn cả, nó khẳng định đẳng cấp của cây địa lan, dĩ nhiên người trồng lan sẽ căn cứ vào yếu tố này để lựa chọn. Bởi vậy tôi xin được phân tích chi tiết hơn kết cấu và phẩm chất của bông hoa

    Hoa địa lan bao gồm 5 cánh
    (trên thực tế là 6 cánh, 1 cánh đã biến đổi thành cánh môi còn gọi là lưỡi hoa).

    [​IMG]

    3 cánh đài (cánh ngoài) hình thuôn đầu nhọn thẳng, hơi cong hoặc cong dài khoảng từ 3-7cm, bản nhỏ từ 3-9mm thông thường mọc đều tạo thành hình tam giác đều có cạnh nối từ các đầu cánh hoa với nhau. Tuy nhiên trong thực tế có một số cây lại có cánh chia vị trí không đều nhau, 2 cánh nằm ngang có thể cụp xuống thường gọi là Vai xuôi, 2 cánh ở vị trí ngang hẳn gần như song song với mặt đất còn gọi là Vai ngang, 2 cánh ngang có xu hướng hướng lên trên còn gọi là vai bay(loại này cực hiếm).

    - 2 cánh đỡ tâm (cánh trong) mọc song song với nhau đầu cánh hơi cong xòe hướng về phía trước, nếu nhìn qua ta có cảm giác như 2 cánh hoa này chưa nở hết nhưng trong thực tế nó chỉ nở đến thế(trường hợp đặc biệt có thể xòe rộng hơn nhưng tạo thành 1 góc không quá 45 độ so với 3 cánh ngoài), thông thường 2 cánh trong có mầu nhạt hơn so với cánh ngoài, nếu cánh trong có mầu giống hệt hoặc chỉ chênh lệch 1 chút với cánh ngoài là bạn đang sở hữu 1 cây hoa có mầu sắc đồng đều hiếm có đấy.

    Lưỡi hoa (cánh môi) nằm ở phí dưới bông hoa nhìn từ phía trước, lưỡi hoa có thể được coi như 1 cánh hoa đã được biến đổi 1 cách đặc biệt. Nếu quan sát 1 bông hoa chúng ta sẽ thấy lưỡi hoa là 1 điểm nhấn quan trong nhất, bởi nó là bộ phận có nhiều sự khác biệt nhất khi so sánh 2 bông hoa với nhau. Thông thường lưỡi hoa có chiều dài từ 3-4cm nhưng quăn lại, chiều ngang từ 8-13mm. Mầu sắc và kết cấu của lưỡi hoa rất đang dạng, có thể khẳng định không có 2 bông hoa nào có lưỡi giống nhau nếu không ở trên cùng 1 ngồng hoa hoặc được tách triết từ 1 cây mẹ. Tuy nhiên chúng ta có thể tạm chia chúng thành các nhóm sau:
     
  2. thanthien

    thanthien Trần Thanh Thiện Thành viên BQT

    Xét về kết cấu

    - Lưỡi quăn vuông: Lưỡi quăn tạo thành 1 đường thẳng nằm ngang song song với mặt đất.

    - Lưỡi quăn khum: Lưỡi quăn tạo thành đường cong như dây cung.(loại này hiếm và đẹp)

    - Lưỡi quăn vặn: Lưỡi quăn như hình lò xo hoặc lệch sang 1 bên.

    - Lưỡi thẳng (duỗi): Lưỡi không quăn lại như bình thường mà duỗi thẳng hoặc hơi cong.(Loại này cực hiếm).
    Xét về mầu sắc


    [​IMG]

    - Lưỡi đa điểm(khảm): bao gồm rất nhiều các điểm chấm mầu sậm trên nền lưỡi, các chấm có to nhỏ và hình dạng tròn méo khác nhau.

    - Lưỡi đa điểm đều: Là lưỡi có điểm mầu kích thước gần bằng nhau phân bố đồng đều trên nền lưỡi.( Loại này tương đối đẹp)

    - Lưỡi nhất điểm: Là lưỡi chỉ có 1 điểm mầu trên nền lưỡi, có thể to hoặc nhỏ, hình dạng dài, ngắn, tròn...ở vị trí trung tâm của lưỡi.

    - Lưỡi nhung: Là lưỡi được khảm bởi rất nhiều điểm chấm màu nhỏ li ti trên nền lưỡi, tạo cảm giác như tuyết nhung hoặc vân mây rất đẹp(loại này hiếm)

    - Lưỡi khảm kín: Là loại lưỡi được khảm mầu kín hoặc gần kín(kín 70% là đạt yêu cầu). Loại này rất hiếm nên sưu tầm để thưởng thức.

    - Lưỡi trơn: Là loại lưỡi không có điểm mầu nào trên nền lưỡi. Loại này rất hiếm đặc biệt với nền lưỡi càng sáng mầu càng quí.

    Ngoài ra chúng ta còn thấy rất nhiều biến thể của lưỡi, chúng có mầu sắc, hình thể rất đa dạng và phong phú. Tôi đã từng sưu tầm được những cây hoa có lưỡi hình quả lê, lưỡi điểm hình trái tim, lưỡi trơn nền vàng... nhìn rất đẹp và quyến rũ.

    Trụ nhị (mũi hoa): Là bộ phận nằm ở trung tâm bông hoa có hình khum như vỏ quả lạc úp xuống. thực tế đây là bộ phận sinh dục của bông hoa là nơi hoa thụ phấn. Mũi hoa cũng là bộ phận quan trọng của bông hoa, ở vị trí chung tâm nó tạo nên sự cân đối cho bông hoa. Thông thường mũi hoa có khảm mầu hoặc trơn, nhưng phía đầu mũi(hạt nhỏ bằng hột đỗ xanh phía ngoài cùng) luôn có mầu sáng(trắng ngà hoặc vàng) trường hợp đặc biệt có mầu nhưng rất hiếm.

    Họng hoa: Là bộ phận hình ống ở phía trong bông hoa nối liền với lưỡi hoa, họng hoa có thể trơn, khảm mầu vân sọc như mang cá hoặc khảm kín 1 màu (loại này cực hiếm).
     
  3. thanthien

    thanthien Trần Thanh Thiện Thành viên BQT

    Hưong thơm: Tại sao tôi lại phải nhấn mạnh yếu tố này bởi 1 bông hoa "hữu sắc" nhưng "vô hương" thì không khác gì 1 người đàn bà đẹp nhưng không có tâm hồn. Mọi tinh túy của nghê chơi đều nằm cả ở đây, vì 1 lý do hết sức đơn giản thôi: Hương thơm không thể tả được mà chỉ cảm được. Ai cảm thấy người ấy là vua, là người hạnh phúc nhất. Cũng như người đàn bà khi xa chồng thường mang áo của chồng ra ngửi, ấp ủ bên gối đã là quá đủ và sẽ có cảm giác hạnh phúc thực sự đấy mặc dù cái áo ấy toàn mùi mồ hôi vậy (Tôi không phải là phụ nữ, không biết nói thế có đúng không, chỉ đoán mò thôi. hihi). Xin lỗi chị em phụ nữ khi tôi xin phép được so sánh hương thơm của hoa địa lan với thơm trên thân thể các chị....nhưng đó là sự thực 100%. Hương thơm này sẽ được biến đổi theo các cảm xúc tâm lý, mỗi lúc 1 khác, khi muốn thì không thấy, bất chợt thì lại thấy, có muốn ngửi thêm cũng không được, khi không nguốn ngửi cũng phải ngửi...

    Bằng tất cả những gì có thể cảm được, tôi chỉ có thể đưa ra 1 số đặc điểm như sau:

    Mùi hương thoang thoảng, không sắc, không giống 1 loại nước thơm hóa học nào (Chị em bây giờ toàn xịt nước hoa thôi.hic)

    Độ phát tán phụ thuộc vào nhiệt độ, đổ đậm đặc của không khí, ánh sáng, khả năng lưu thông gió (không có luồng gió = không có hương thơm).

    Thay đổi theo độ chín của hoa, sức khỏe của cây.

    Phụ thuộc vào không gian,thời gian thưởng thức. Tất nhiên phải có trà ngon và bạn hiền rồi.
     
  4. thanthien

    thanthien Trần Thanh Thiện Thành viên BQT

    [​IMG]

    Đây là dòng Mạc lan (đại mạc - có nơi gọi là Mặc lan) màu nâu ánh đỏ (tạm gọi là màu nâu đỏ) sinh trưởng tại vùng rừng núi ven biển thuộc tỉnh Quảng Ninh và một số vùng lân cận.

    Dạng cây bụi, đa thân rễ chùm sống ở nơi đất ẩm ven suối hoặc các gộp đá, chịu nước, ưa bóng mát. Có thể ươm trồng trong chậu, nhân giống chủ yếu bằng phương pháp tách chồi và gieo hạt.

    Lá dài khoảng 30-90cm, bản nhỏ 2-3cm đầu nhọn, mép lá có gai rất nhỏ, có nhiều gân chạy dọc (1 gân chính ở giữa), xếp so le 2 bên giả hành (củ) hình trứng (hoặc bầu dục), mỗi giả hành thường có từ 3-6 lá. Thân là đoạn nối giữa các giả hành nhỏ và ngắn thường nằm chìm dưới đất. Lá thường chia thành nhiều loại: lá ngắn, dài, thẳng, cong đều, cong gẫy, vặn (phản kiếm), bản to, bản nhỏ...Giả hành có các loại: hình trụ, hình trứng, hình tròn (gần như tròn), hình dẹt...

    Rễ chùm hình trụ mọc ra từ giả hành, đường kính 3-4mm, rễ trưởng thành có thể dài tới hàng m, đầu rễ nhọn hình nón hơi tù. Rễ thường có mầu trắng, vỏ xốp có gân chính giữa.

    Hoa thơm có ngồng mọc ra từ giả hành dáng thẳng đứng nhỏ dần lên phía trên dài khoảng 30-90cm, mỗi ngồng hoa thường có từ 5-15 bông hoa xếp so le phía trên còn gọi là phát hoa(vị trí mọc hoa). Trên ngồng hoa thường có 2-3 bao hoa giống như lá nhưng ngắn và nhỏ hơn nhiều có tác dụng bao bọc và bảo vệ ngồng hoa lúc nhỏ. Nụ hoa lúc chưa nở hình trụ(giống mỏ chim) dài khoảng 1-3cm, cuống hoa - phần nối giữa bông hoa và ngồng hoa hình trụ nhỏ dài khoảng 2-4cm có bao nhỏ ở vị trí nối với ngồng hoa. Bông hoa thường đạt khích thước từ 4-9cm(nở căng) tính từ 2 đầu cánh hoa.

    Theo thành viên Longqaz trên diễn đàn arowana.com.vn
     

Chia sẻ trang này