Công dụng của cây Trinh nữ hoàng cung.

Thảo luận trong 'Cây thuốc Nam trị bệnh' bắt đầu bởi Hoàng Khải, 31/3/13.

  1. Hoàng Khải

    Hoàng Khải Hứa Hoàng Khải Thành viên BQT

    T[hide]rinh nữ hoàng cung là một loại cỏ, thân hành như củ hành tây to, đường kính 10-15cm, bẹ lá úp nhau thành một thân giả dài khoảng 10-15cm, có nhiều lá mỏng kéo dài từ 80-100cm, rộng 5-8cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lá lỡm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím. Hoa mọc thành tán gồm 6-18 hoa, trên một cán hoa dài 30-60cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ, từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thẻ tách ra để trồng riêng dễ dàng.

    Trinh nữ hoàng cung còn tên là Hoàng cung trinh nữ, Náng lá rộng, Tỏi lơi lá rộng, Tây nam văn châu lan, Tỏi Thái Lan; Ở sách Trung Quốc còn gọi là cây Vạn châu lan hay Thập bát học sỹ; tên khoa học Crinum latifolium L. thuộc họ Náng (crinum hay Amaryllidacea).

    Trinh nữ hoàng cung là loại cây mà xưa kia được các Ngự y dùng để trị bệnh cho nữ còn trinh tiết nên mới có tên này.

    Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau trồng ở các nước vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Malaysia, Việt Nam và phía Nam Trung Quốc…



    G.S Ghosal nhà khoa học Ấn Độ cũng đã phân tích thành phần hóa học của cây Trinh nữ hoàng cung giai đoạn 1984 – 1989 thấy có một số dẫn chất alkaloid có tác dụng chống ung thư. Ông đã phân lập từ cán hoa Trinh nữ hoàng cung một Glucose alkaloid có tên Latisolin. Thủy phân bằng enzyme thu được chất aglycon, Ghosal, Shibnath; phân lập ở thân hành lúc cây đang ra hoa 2 chất pratorimin và pratosin là alkaloid pyrrolophennanthridon mới cùng pratorimin, Ambelin và Lycorin. Năm 1986 ông công bố tìm được một số dẫn chất alkaloid có tác dụng chống ung thư. Đến năm 1989 ông còn phân lập được từ dịch chiết ở cán hoa Trinh nữ hoàng cung thêm 2 chất alkaloid mới có nhân pyrrolophennanthridin là epilycorin và epipancrassidin. Một số nhà khoa học Nhật Bản cũng tìm thấy như chất Kobayashi Shigenru, Tomoda và Masashi cùng một số alkaloid khác ở cây Trinh nữ hoàng cung. Tại Ấn Độ người ta dùng hành của cây xào nóng giã đắp làm thuốc trị bệnh đau khớp, đắp mụn nhọt, áp xe để để gây mủ, dịch lá nhỏ tai trị đau tai…



    Y học hiện đại đã phát hiện trong Trinh nữ hoàng cung Việt Nam có chứa những hoạt chất sinh học với khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào u và kích thích tế bào lympho T hoạt động và phát triển. Đồng thời chỉ thấy có cây Trinh nữ hoàng cung Crinum latifolium L. mới có hoạt chất tác dụng hỗ trợ trị liệu chứng phì đại lành tính tuyến tiền liệt và u xơ tử cung và hoạt chất ức chế sự tăng trưởng của tễ bào ung thư (antitumor) như Crinafolidine, Crinafoline, Paratorimin.



    Trong khi có tới 12 loại giống cây Trinh nữ hoàng cung đều thuộc họ náng Crinum, nhưng tác dụng cũng khác nhau ví dụ Trinh nữ hoàng cung Campuchia ngoài tác dụng giống Trinh nữ hoàng cung Việt Nam nhưng lại có thêm tác dụng tránh thai. Ngoài ra còn một số cây khác cũng có hình thức bên ngoài khá giống với Trinh nữ hoàng cung Việt Nam nhưng lại chứa khá nhiều độc tính. Cũng có thể sử dụng lẫn với cây Huệ biển, cây náng trắng hay một số cây náng khác giống Trinh nữ hoàng cung nhưng những cây này có độc tính với gan rất nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh; nhất là các loại thuốc trôi nổi trên thị trường cũng có tên gần giống với tên thuốc chính thống.



    Các kết quả nghiên cứu dược lý cho thấy cao methanol của thân, rễ và cao chiết alkaloid toàn phần của trinh nữ hoàng cung đều có tác dụng ức chế phân bào. Trong mô hình gây u báng sacom và ung thư đùi ở chuột nhắt, hợp chất chứa cao này đã hạn chế sự phát triển của khối u và di căn tế bào. Một số alkaloid trong cây có hoạt tính sinh học như Lycorin ức chế proteine và DNA của tế bào chuột, đồng thời ức chế u báng cấy ở chuột. Trong thử nghiệm Lycorin làm giảm khả năng sống của tế bào u, làm ngừng sự phát triển của virus bại liệt, đó là ức chế các tiền chất cần thiết cho sự sinh trưởng của virus gây bệnh bại liệt…



    Theo - sonduoc.com
    Còn theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì lá cây trinh nữ hoàng cung giã nát với 1 ít muối đắp ngoài ở những nới có bứu rất hiệu quả, nhất là bứu nhớt, bứu cổ mới phát....[/hide]
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/3/13
    5 people like this.

Chia sẻ trang này