GÌN GIỮ QUÂN BÌNH GIỮA TÌNH CẢM VÀ LÝ TRÍ

Thảo luận trong 'Cuộc sống buồn vui' bắt đầu bởi huongdongconoi, 6/11/17.

  1. huongdongconoi

    huongdongconoi Thương Thành viên BQT


    GÌN GIỮ QUÂN BÌNH GIỮA
    TÌNH CẢM VÀ LÝ TRÍ
    (Con Tim và Khối Óc)

    Dã Trung Tử

    • TIẾNG GỌI CON TIIM
      TIA SÁNG CỦA LÝ TRÍ
      THAY LỜI KẾT


      Sự tương quan giữa tình cảm và lý trí, ở một người bình thường ít khi giữ được sự quân bình, khi thì bị tình cảm chi phối, khi thì bị lý trí khuất phục, tức là lúc vâng theo tiếng gọi của con tim, lúc thì theo sự phân tích của khối óc. Cả hai sự kiện đó dều đưa con người đến hai cực đoan và thất bại trong đối nhân xử thế. Vì vậy ở một người muốn có được sự quân bình giữa tình cảm và lý trí, thì nên tránh xa hai cực doan đó để có một đời sống trung dung, hầu đem lại sự thành công cho mình.
     
  2. huongdongconoi

    huongdongconoi Thương Thành viên BQT


    • TIẾNG GỌI CON TIM

      Từ nhỏ chúng ta được dạy răng: Khi làm bất cứ việc gì, thì suy nghĩ và hành động phải luôn tuân theo lý trí. Nhưng khi đã đủ hiểu biết, chúng ta nhận thấy rằng có những việc đôi khi cũng cần phải nghe theo lý lẽ của con tim. Như trong lãnh vực “thương yêu” chúng ta nên sử dụng trái tim để yêu thương, chứ không nên dùng khối óc để so hơn tính thiệt, mà phân biệt để định hướng cho nó.

      Tuy vậy ở trái tim, cỏ dại và trái cấm độc hại sinh ra ở đó rất nhiều. Vậy muốn trừ cỏ dại người làm vườn phải trồng những cây khác mạnh mẽ và hiền lành hơn. Cũng giống như thế, muốn trừ những dục vọng độc hại ra khỏi trái tim, tốt nhất là chúng ta hãy đặt ở đó như đặt trên một ngai vàng cái hình ảnh thánh thiện, cao thượng và đầy ân phước nhất.

      Ở tận đáy của trái tim, những dục vọng thường ẩn mình ngủ im lìm, nhưng rồi một cách ẩn vi, bí mật, chúng sẽ tìm cách được thỏa mãn, và khi chúng ta thành thật tìm kiếm căn nguyên thiệt thọ của những ước vọng bề ngoài có vẻ thánh thiện và trong sạch đó, thì ta sẽ thấy rằng căn nguyên ấy thường là một tư dục. Vì thế nên thật là sai lầm khi ta tưởng rằng bất cứ cảm xúc nào, bề ngoài coi bộ thánh thiện, cũng đều phát sinh từ nơi thiêng liêng cả.

      Khi chúng ta chiến thắng được những dục vọng thấp hèn nầy rồi, thì những mối cảm xúc cao thượng, những đức tính cao cả nơi trái tim như tình yêu thương, lòng từ bi bác ái, lòng khoan dung đại lượng, sẽ tự nhiên được điều hòa giữa tình cảm và lý trí cao cả của Thượng Đế ngự trị trong trái tim chúng ta.

      Muốn trừ dục vọng, chúng ta không nên tấn công vào những bản năng cao thượng của trái tim. Chúng ta hãy dùng cái sức mạnh nhiệt thành của những bản năng ấy mà đè bẹp những dục vọng thô bạo thấp hèn của nó.
     
  3. huongdongconoi

    huongdongconoi Thương Thành viên BQT


    • TIA SÁNG CỦA LÝ TRÍ

      Để điều hòa được sự quân bình giữa tình cảm và lý trí, trước khi hành động theo mối cảm xúc, dĩ nhiên chúng ta phải phân tích xem để biết chắc chắn rằng nó hoàn toàn thánh thiện, không phảt sinh từ bản ngã thấp hèn. Nhưng chúng ta cũng không nên xem thường những tia sáng của lý trí. Có những mối cảm xúc cao thượng đầy lòng nhân ái, nhưng lại không hợp lý, không khôn ngoan tý nào, Và nếu chúng ta hành động theo đó, thì thật là một sự điên rồ đáo để.

      Dù mối cảm xúc của chúng ta có cao thượng đến đâu chăng nữa, cũng đừng để chúng lôi chúng ta đi quá xa. Khi ta yêu mến kẻ khác và có thiện cảm nồng nàn với họ, thì cố nhiên đó là điều cao thượng, nhưng không ai đi trên đường đạo, mà lại được phép để cho lòng yêu thương và thiện cảm làm mờ tối lý trí, và khiến cái trí mất thăng bằng. Sự kiện nầy có thể làm cho chúng ta đau khổ, nhưng hãy bình tĩnh, cương quyết và kiên nhẫn chịu đựng mọi sự đau khổ nầy. Đó là dấu hiệu của một đời sống tinh thần quân bình triệt để giữa tình cảm và lý trí. Nên nhà Phật có khuyên ba đức tính Bi, Trí, Dũng phải song hành với nhau, tức là từ bi phải có trí tuệ hướng dẫn, thì sẽ không bị lụy đời vì thương người, nhưng phải có lý trí mới giúp người có hiệu quả, mà khỏi bị người làm liên lụy đến mình, và phải có dũng khí để chịu đựng những khó khăn thử thách kể cả đau khổ đến từ bên ngoài để thực thi sự từ bi được hiệu quả viên mãn.

      Có một cách hay nhất để điều hòa giữa Cá tính (bản ngã) và Thiên lý (chân ngã), là phải bắt đầu từ bỏ mọi dục vọng, mà vẫn luôn giữ lòng thành tín, và cương quyết kiểm điểm bản ngã thấp hèn một cách nghiêm ngặc khi nó muốn ngóc đầu dậy. Nếu chúng ta luôn đề phòng và hăng hái mở tâm hồn mình ra để đón nhận Thượng Đế ngự trị ở đó, và luôn phụng sự Ngài, từ bỏ những yếu tố thấp hèn và phù phiếm của bản ngã, để nuôi dưỡng chân ngã cao cả trường tồn, thì rồi chúng ta sẽ dần dần phản chiếu tư tưởng của Thượng Đế một cách trung thành và rồi chúng ta sẽ tránh được những lầm lẫn trong cảm nghĩ, hiểu biết và hành động.
     
  4. huongdongconoi

    huongdongconoi Thương Thành viên BQT


    • THAY LỜI KẾT

      Để thành công trong cuộc sống nhất là về phương diện đối nhân xử thế, chúng ta đừng để tình cảm chi phối và lôi kéo chúng ta về phía nầy hay phía khác, nhưng hãy khôn khéo lợi dụng mỗi trường hợp cảm xúc xuất hiện, để nâng cao tâm hồn mình lên, và tinh luyện bản ngã thấp hèn của mình.

      Khi chúng ta chưa đạt được mức độ ấy thì thường hay phạm phải nhiều sai lầm, nhưng có một điều duy nhất cần phải làm, là luôn cố gắng tiến lên mức đó, nhờ sữ dụng những bản năng cao cả nhất của mình, và chiến thắng những đam mê hèn kém, nhờ sự cố gắng để trở nên vô tư, để dẹp bỏ bản ngã, và nhờ đó chúng ta càng ngày càng trở nên nhân từ thánh thiện trong sự xét đoán và trong những lý do hành động. Cứ cố gắng như vậy, chúng ta sẽ có một thói quen khiến cho sự phán đoán và hành động của chúng ta dần dần phù hợp với những nguyên lý và định luật của vũ trụ. Lòng tự kỷ và danh lợi cá nhân và những tính toán thương mại không còn chi phối chúng ta nữa. Từ đó chúng ta sẽ đắm mình trong cái bản thể cao cả của Thượng Đế ẩn tàng trong ta. Dĩ nhiên trong khi cố gắng chúng ta sẽ bị thất bại nhiều lần vì lầm lẫn, do đó chúng ta sẽ phải gánh chịu đau khổ, nhưng chỉ có thể xác và hạ trí chúng ta đau khổ mà thôi, còn thể bồ đề và thượng trí thì không ảnh hưởng gì cả. Nghĩa là sự tiến hóa của linh hồn chúng ta không bị ngăn cản, và sự vô minh khiến ta lầm lạc nó cũng dần dần tan biến đi. Vì vậy ta nên đón nhận một cách hoan hỉ những đau khổ đó như một sự kiện tất nhiên.

      Theo “Trước thềm Đạo”
      (Sur le Seuil)
     

Chia sẻ trang này