Hoàng thảo Long tu đá - Dendrobium crepidatum

Thảo luận trong 'Kỹ thuật nuôi trồng' bắt đầu bởi thanthien, 23/8/18.

  1. thanthien

    thanthien Trần Thanh Thiện Thành viên BQT

    Hoàng thảo Long tu đá - Dendrobium crepidatum
    Đại hoàng thảo hay ngọc vạn sáp, thạch hộc hoa hồng, kim diệp ít lá, tể thạch hộc. Thân ngắn, có màu xanh với các sọc trắng do bẹ lá khô tạo thành chạy nối từ mắt nọ đến mắt kia của thân, lá mỏng, rễ rất nhỏ thường tạo thành búi.

    Tên Việt Nam: Lan hoàng thảo sáp
    Tên Latin: Dendrobium crepidatum
    Đồng danh: Dendrobium crepidatum Lindl. & Paxt. 1850
    Họ: Phong lan Orchidaceae
    Bộ: Phong lan Orchidales
    Lớp (nhóm): Cây phụ sinh

    Đặc điểm nhận dạng: Lan phụ sinh. Thân dài 20 - 30 cm, hình trụ, dầy khoảng 1 cm, lóng dài 1,8 - 2 cm. Lá hình mác hẹp, nhọn, dài 5 - 9 cm, rộng 0,6 - 1 cm. Cụm hoa bên, 1 - 3 hoa, mọc trên thân không còn lá. Lá bắc dài khoảng 0,3 cm. Lá đài và cánh hoa màu trắng. Hoa có đường kính 2,5 - 3 cm, cuống hoa và bầu dài 3 - 4 cm. Các lá đài hình mác, đỉnh tù, dài 1,8 - 2 cm, rộng 0,6 - 0,7 cm. Cằm có đỉnh tròn, dài khoảng 0,5 cm. Cánh hoa hình trứng ngược, dài 1,5 - 1,7 cm, rộng 1,2 - 1,4 cm. Môi màu vàng, phần đỉnh màu trắng, hình gần tròn, dài 1,6 - 1,8 cm, rộng 1,4 - 1,6 cm, mép xẻ răng nhỏ, bề mặt phủ lông ngắn. Cột màu trắng, cao khoảng 0,3 cm; tuyến mật hình bầu dục; răng cột có đỉnh tù. Nắp hình mũ, nhẵn.

    Sinh học và sinh thái: Ra hoa vào tháng 3 - 4. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 300 - 1500 m.

    Phân bố:

    Trong nước: Lâm Đồng (Đà Lạt, Đơn Dương), Đồng Nai (Cát Tiên).
    Thế giới: Ấn Độ, Nêpan, Butan, Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào.

    Giá trị: Dùng trị đau dạ dày nôn khan, lưng đùi tê đau, hầu khô hộng ngứa. Cây dùng làm cảnh vì có hoa đẹp, màu trắng hay hường, môi vàng.

    Tình trạng: Loài có khu phân bố và nơi cư trú chia cắt. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác để trồng, bán chủ yếu làm cây cảnh; đôi khi làm thuốc và chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú.

    Phân hạng: EN B1+2e+3d.

    Biện pháp bảo vệ: Đề nghị xây dựng khu bảo tồn và nhân giống Lan trong các vườn quốc gia và di chuyển một lượng cây sống có thể của loài này về khu bảo tồn và chăm sóc.

    (Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 427.)

    - Tên Việt: long tu đá
    - Mô tả: Dáng buông xuôi như thác đỗ. Hoa hường, tim tím; môi gần như trắng, nhiều lông nhung với đốm vàng hay tím ớ đáy. Nở hoa vào mùa xuân.
    - Nơi mọc: Tây nguyên ,lào ,Tây bắc
    - Điều kiện nuôi trồng: Trồng nơi có nắng sáng hay chiều
    W = warm nóng từ 60-90°F hay 15.6-32.2°C
    I = intermediate vừa từ 50-80°F hay 10-26.7°C
    - Ẩm độ: 50-70%. Thích hợp trồng trên cành cây hay mảnh gỗ.

    Hoa thường có 2 loại: 1 loại cánh tím đậm, lưỡi trắng tím họng vàng, loại thứ 2 var alba cánh trắng, lưỡi trắng họng vàng.

    [​IMG]
     
  2. thanthien

    thanthien Trần Thanh Thiện Thành viên BQT

    Loại hoa tím (ảnh thanhhec)

    [​IMG]
     
  3. thanthien

    thanthien Trần Thanh Thiện Thành viên BQT

    [​IMG]

    Long tu đá ưa khí hậu mát, cần độ ẩm vừa phải nhưng phải thường xuyên liên tục. Cây hay bị thối gốc nên trồng cần tránh mưa trực tiếp quá 2 ngày. Nên trồng vào bảng dớn hoặc chậu đất nung với giá thể thoáng thoát nước tốt như than củi, dớn cọng. Bón phân định kỳ tuần 1 lần. Cây cần thời gian nghỉ ngắn, ngưng tưới nước trong khoảng 1 tháng để lá rụng hết, sau đó chỉ tưới vào gốc cho đến khi cây căng lại là mắt hoa đã nhú. Cây dễ nhảy ceiky nên cần tránh tưới vào thân trong thời gian này.

    Đồng danh: Dendrobium actinomorphum Blatt. & Halb. 1921.
    Tên Việt: Ngọc vạn sáp (PHH), Hoàng thảo sáp (TH).
    Mô tả: Phong lan thân dài 30-45 cm, buông rũ, lá dài 10 cm rộng 3-4 cm, rung lá vào mùa Thu. Hoa 1-3 chiếc mọc ở các đốt gần ngọn, to 3-4 cm, thơm và lâu tàn, nở vào mùa Xuân.
    Nơi mọc: Lai Châu, Sơn La, Tây Nguyên, Nam Cát Tiên.

    Theo Hoalanvietnam.org
     

Chia sẻ trang này