Lá vông nem và một số bài thuốc chữa bệnh

Thảo luận trong 'Cây thuốc Nam trị bệnh' bắt đầu bởi Đam Mê, 31/8/19.

  1. Đam Mê

    Đam Mê Liên

    Lá vông nem và một số bài thuốc chữa bệnh

    Vông nem thường được sử dụng để trị các bệnh ngoài da, bệnh trĩ, mất ngủ, viêm đại tràng,… Dưới đây là cụ thể một số bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả như sau.

    [​IMG]

    Theo Đông y, cây vông nem có tính bình, vị đắng có tác dụng an thần
     
  2. Đam Mê

    Đam Mê Liên

    Cách gọi tên và phân nhóm của lá vông nem

    Tên gọi khác: Cây lá vông, vông, bơ tòng, hải đồng bì, thích đồng bì,…

    Tên khoa học: Erythrina variegata

    Họ: Đậu (danh pháp khoa học: Fabaceae)

    Đặc điểm và phân bố của Vông nem?

    Đặc điểm: Cây vông nem có chiều cao trung bình khoảng 10m, vỏ có màu xanh đến màu nâu. Thân có nhiều gai ngắn. Lá cây mọc so le, có 3 lá chét, phiến lá hình tam giác. Sau khi rụng lá, cây bắt đầu ra hoa, thường rơi vào tháng 3 – 5 hằng năm.

    Hoa của cây vông nem mọc thành chùm, có màu đỏ tươi, tràng hoa dài

    Hoa mọc thành chùm, màu đỏ tươi, tràng hoa dài. Quả đậu, không có lông phủ, ở giữa các hạt có thắt eo. Hạt màu nâu, hình thận.

    Phân bố: Cây vông nem phân bố từ châu Á đến Châu Phi. Tại châu Á, loài cây này tập trung ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam,… Mọc chủ yếu ở các bụi dọc bờ biển, rừng thưa, khu vực gần rừng ngập mặn.

    Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản là vông nem, thành phần hóa học

    – Lá và vỏ cây vông nem được dùng để làm thuốc. Vỏ của cây còn có tên gọi là Hải đồng bì.

    – Vỏ có thể thu hái quanh năm, lá nên thu hái vào mùa xuân vì vào tháng 3 – 5, lá bắt đầu rụng để cây mọc hoa.

    Rửa sạch và đem phơi khô.

    – Thoáng mát, tránh ẩm.

    Lá và thân cây có chứa erythrin (một loại alkaloid), saponin,..
     
  3. Đam Mê

    Đam Mê Liên

    Tác dụng dược lý của lá vông nem là gì?
    + Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
    • Lá của cây vông có khả năng ức chế thần kinh trung ương, gây ngủ, trấn tĩnh, hạ huyết áp và làm giảm thân nhiệt.
    • Ngoài ra, dược liệu này còn có khả năng sát trùng và điều trị các bệnh ngoài da.
    • Dùng nước sắc lá vông 10% trên súc vật thực nghiệm nhận thấy có tác dụng co thắt trực tràng và co cứng cơ chân của ếch.
    • Thí nghiệm trên chuột lang, thỏ, mèo, khỉ, chó, chuột trắng không có hiện tượng ngộ độc lá vông.
    • Dùng alkaloid từ vỏ cây vông với liều 0.5 – 2mg/ kg cho thấy có tác dụng ức chế co bóp với tử cung cô lập của chuột cống trắng. Dùng liều 15mg/ kg tiêm vào tĩnh mạch có tác dụng làm thỏ gục đầu.
    • Thành phần erythrin trong vỏ cây đối kháng của strychnine, vì vậy có thể dùng để giải độc strychnine.
    • Các thành phần trong hạt vông nem gây giãn cơ vân.
    • Dịch chiết từ thảo dược có tác dụng ức chế một số vi nấm và tụ cầu khuẩn gây bệnh ở người.
    + Theo y học cổ truyền:
    • An thần, ức chế thần kinh trung ương, hạ huyết áp, co bóp các cơ. Vỏ cây có tác dụng làm tê liệt, sát trùng, khu phong thông lạc.
    • Đông y cho rằng cây vông nem có tác dụng trừ phong thấp, tiêu tích và sát trùng.
    • Ở Ấn Độ, lá cây vông được xem là có tác dụng trị giun sán, lợi tiểu, điều kinh, lợi sữa và nhuận tràng.
    Lá vông nem có tính vị và quy kinh như nào?

    Tính vị:Lá có vị nhạt, đắng, hơi chát, tính bình.

    – Vỏ thân cây có vị đắng, tính bình.

    Qui kinh: – Lá vông nem qui vào kinh Đại tràng và Vị.

    – Vỏ cây qui vào kinh Can và Thận.

    Lá vông nem có liều dùng, cách dùng như thế nào?

    – Dùng 10 – 15g ở dạng uống. Sử dụng ở ngoài da không quy định về liều lượng.
     
  4. Đam Mê

    Đam Mê Liên

    Một số bài thuốc từ lá vông nem trong điều trị bệnh

    Theo Y học cổ truyền Hà Nội cho biết: Cây vông nem được dùng để trị mồ hôi trộm ở trẻ em, rong kinh, bệnh trĩ, viêm đại tràng,…

    • Bài thuốc trị phong thấp: Dùng vỏ cây vông, kê huyết đằng, ý dĩ sao, ngưu tất, cỏ chân chim, phòng kỷ mỗi loại 15g. Đem sắc uống.
    • Bài thuốc trị máu xấu gây mờ mất, choáng đầu:Dùng ngưu tất, lá mần tưới, vỏ cây vông, cỏ màn chầu mỗi thứ 10 – 15g, đem sắc uống.
    • Bài thuốc chữa trẻ bị mồ hôi trộm, khó ngủ, trằn trọc:Dùng lá dâu bánh tẻ và lá vông nem, mỗi loại 10 – 15g. Đem nấu canh và ăn vào mỗi tối.
    • Bài thuốc chữa viêm đại tràng mạn tính:Dùng lá nhót 25g, vông nem 15g đem sao vàng hạ thổ. Sau đó dùng sắc uống mỗi ngày.
    • Bài thuốc trị trĩ và đại tiện ra máu:Dùng lá sen, lá vông mỗi thứ 15g. Đem lá tươi giã nát và đắp lên bũi trĩ.
    • Bài thuốc trị rong kinh và kinh nguyệt không đều:Dùng hoa vông nem 40g, đem sắc uống.
    • Bài thuốc chữa bệnh ngoài da:Dùng vỏ cây dâm bụt, xà sàng tử, vỏ vông nem, rễ chút chít lượng bằng nhau, đem đi tán nhỏ. Đem pha với rượu theo tỉ lệ 1:5, dùng để bôi ngoài da.
    • Bài thuốc chữa bệnh trĩ: Có thể dùng lá tươi xào với trứng gà. Đồng thời dùng lá già giã nát, đem nướng cho nóng và đắp vào hậu môn.
    • Bài thuốc an thần:Dùng phối hợp lá vông với lá dâu, tim sen và lạc tiên.
    • Bài thuốc chữa vết thương:Dùng lá vông khô, tán thành bột mịn và rắc vào vết thương. Hoặc dùng lá vông tươi đem nấu nước và rửa vết thương.
    • Canh lá vông nem: Lá vông nem thái nhỏ, thêm tôm, thịt nạc và hoa thiên lý, đem nấu canh.
    • Bài thuốc chữa mất ngủ do tâm can khí vượng:Dùng lá vông 100g, lá dâu tươi 100g, dây lạc tiên 100g. Đem các vị đi giã nát, sắc uống. Dùng trong 1 tuần liền.
    Những lưu ý khi sử dụng lá vông nem là gì?

    Những điều cần lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ cây vông nem:

    • Không dùng quá liều lượng quy định. Uống nhiều nước sắc sắc lá vông nem có thể gây ngộ độc.
    • Không tùy tiện dùng cho phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú.
    Trên đây là những chia sẻ từ Y sĩ Y học cổ truyền Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur giúp mọi người có thể tham khảo thêm về bài thuốc điều trị bệnh của lá vông nem. Tuy nhiên, bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ trước khi sử dụng những bài thuốc này.

    Theo: yhoccotruyen
     

Chia sẻ trang này