Thành cổ Jerusalem - Jerusalem

Thảo luận trong 'Cảnh đẹp thiên nhiên đất nước & con người' bắt đầu bởi caycanhthiennhien, 2/2/18.

  1. caycanhthiennhien

    caycanhthiennhien Administrator Thành viên BQT

    Thành cổ Jerusalem - Jerusalem
    Năm 1982, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên hợp quốc đã công nhận Thành cổ Jerusalem là Di sản văn hóa thế giới.

    Jerusalem là một thành phố cổ ở Trung Đông nằm trên lưu vực sông giữa Địa Trung Hải và Biển Chết có độ cao 650-840 mét so với mực nước biển. Thành phố nằm phía đông của Tel Avic, phía nam của Ramallah, phía tây của Jericho và phía bắc của Bethlehem.

    [​IMG]
     
  2. caycanhthiennhien

    caycanhthiennhien Administrator Thành viên BQT

    Jerusalem là thánh địa chung của ba tôn giáo gồm: đạo Do Thái, đạo Cơ đốc và đạo Hồi. Jerusalem có lịch sử từ rất lâu đời. Theo thần thoại và truyền thuyết Do Thái, Jerusalem được xây dựng bởi David, tổ tiên của thánh tổ Abraham. Theo như những di vật khảo cổ học được tìm thấy thì sự sống ở Jerusalem bắt đầu tồn tại từ 3 nghìn năm trước Công nguyên. Những tài liệu lịch sử được lưu trữ cho đến nay thì cho biết thành phố được nhắc đến lần đầu tiên trong lịch sử vào khoảng những năm 2000 trước Công Nguyên. Đến với Jerusalem bất kỳ ai cũng cảm thấy như mình đang lạc vào một thánh địa bí ẩn bởi mỗi viên đá trên đường cho đến những bức tường rêu phong đều ghi dấu ấn lịch sử hàng nghìn năm của thánh địa cổ kính này.

    [​IMG]
     
  3. caycanhthiennhien

    caycanhthiennhien Administrator Thành viên BQT

    Người Canaanite là những người đầu tiên xây dựng và sáng lập nên thành phố, tuy nhiên cũng có tài liệu lại ghi là người Jebusite. Thời kỳ đó thành phố là thủ đô của các vương quốc Do Thái gồm: Israel, Judah và Judea. Đến thời kỳ các Ngôi đền (Ngôi đền thứ nhất và Ngôi đền thứ hai) Thành phố tiếp tục giữ vai trò quan trọng là Đất Thánh trong thời kỳ thống trị của người Hồi Giáo. Cho đến tận ngày hôm nay sau mấy nghìn năm Jerusalem vẫn là thành phố linh thiêng nhất của người Do Thái và có ý nghĩa đặc biệt với đạo Cơ đốc và đạo Hồi.

    [​IMG]
     
  4. caycanhthiennhien

    caycanhthiennhien Administrator Thành viên BQT

    Một trong những địa điểm quan trọng của thành cổ là Núi Đền. Khu núi Đền nằm ở phía Đông Nam của thành cổ Jerusalem, đây là một di tích rất quan trọng của người Hồi giáo. Nhà thờ Al Haram với hình ảnh mái vòm màu vàng rực lại là biểu tượng của Jerusalem. Dưới mái vòn màu vàng này là Tảng đá Khởi thủy – một tảng đá lớn có hình thù kỳ lạ, nơi mà người Hồi giáo tin rằng Muhammad đã từ đó bay lên trời.

    [​IMG]

    Mái vòm vàng của Nhà thờ Al Haram trong khu thành cổ​
     
  5. caycanhthiennhien

    caycanhthiennhien Administrator Thành viên BQT

    Một địa điểm vô cùng quan trọng khác của Jerusalem là Bức tường than khóc nằm ở phía Tây của thành. Sau trận chiến với quan La Mã, bức tường thành bị phá hủy và hiện nay chỉ còn lại một đoạn ngắn của tường thành. Đã hơn 2000 năm trôi qua kể từ ngày Chúa Jesus giáng sinh, các tín đồ vẫn đổ về đây từ khắp nơi trên thế giới để cầu nguyện. Người Do Thái xưa và nay rất tồn sùng bức tường này, vì đối với họ đây là một di tích lịch sử và là niềm tự hào dân tộc.

    [​IMG]

    Bức tường thành cổ còn lại.​
     
  6. caycanhthiennhien

    caycanhthiennhien Administrator Thành viên BQT

    Từ năm 1948 đến năm 1967, phần phía Tây của Jerusalem được quản lý bởi Israel như thủ đô của đất nước, trong khi phía Đông Jerusalem được quản lý bởi Jordan. Thành phố được hợp nhất lại bởi thắng lợi của Israel trong Chiến tranh, mặc dù thời điểm đó trong thành phố vẫn còn nhưng tranh chấp nội bộ,

    Luật của Israel tuyên bố từ năm 1980 Jerusalem là thủ đô vĩnh viễn, không bị chia cách của Israel. Trong khi đó phía Đông Jerusalen lại được cho là thủ đô được chờ đợi của đất nước Palestine sau này. Đến hôm nay, vị trí những khu vực linh thiêng của Jerusalem vẫn còn xảy ra tranh chấp.

    [​IMG]
     
  7. caycanhthiennhien

    caycanhthiennhien Administrator Thành viên BQT

    Với dân số là 704.900 nghìn người, Jerusalem là thành phố hội tụ nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo và những nhóm kinh tế xã hội. Khu vực được gọi là " Thành phố cổ" được bao vây bởi những bức tường và bao gồm bốn khu: Khu Armenia, Cơ Đốc, Do Thái và Hồi Giáo.

    [​IMG]

    [​IMG]
     
  8. caycanhthiennhien

    caycanhthiennhien Administrator Thành viên BQT

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Theo disanthegioi.info
     

Chia sẻ trang này