THỜI KỲ VÀNG SON CỦA SƠN TƯƠNG BÌNH HIỆP

Thảo luận trong 'Đồ xưa cổ' bắt đầu bởi admin, 18/1/18.

  1. admin

    admin Administrator

    TÌM HIỂU THỜI KỲ VÀNG SON
    CỦA LÀNG NGHỀ SƠN MÀI TRUYỀN THỐNG TƯƠNG BÌNH HIỆP- BÌNH DƯƠNG

    Nguyễn Thị Phượng1

    Văn minh lúa nước Việt Nam đã sản sinh ra làng và văn hóa làng. Từ sự tụ cư, trồng lúa hoa màu đã giúp người dân ổn định cuộc sống. Tranh thủ những lúc nông nhàn, họ làm ra những sản phNm phục vụ cho chính đời sống sinh hoạt của mình bằng bộ óc sáng tạo và đôi tay khéo léo của mình, lâu dần nhu cầu sử dụng tăng cao, cần phải có một lực lượng chuyên môn hóa cao tập trung sản xuất, do đó họ tách Bình Dương một vùng đất trù phú nằm ở miền Đông Nam Bộ, có được vị trí địa lý thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi, thêm dân cư quy tụ đông từ miền Trung, miền Bắc vào đã giúp cho nơi đây hình thành nhiều nghề nổi danh như gốm sứ, sơn mài, điêu khắc. Trong đó có sự xác lập của làng nghề sơn mài truyền thống Tương Bình Hiệp đã tồn tại hàng trăm năm và từng trong giai đoạn cực thịnh vàng son, khỏi công việc làm nông để hình thành nên nghề mới- nghề thủ công. Ban đầu sản xuất ra những dụng cụ sinh hoạt và lao động nông nghiệp thiết yếu hàng ngày với tính chất tự sản tự tiêu. Dần dần các sản phNm được đem ra ở chợ làng bến sông. Xa hơn chút nữa là ra khỏi khu vực cư trú để trở thành sản vật trao đổi với giá trị tương ứng rồi tiến bước dài nữa thành thương phNm bán buôn đi khắp nơi. Trải qua thời gian dài số lượng người tham gia sản xuất ngày càng đông tạo nên một làng chuyên làm nghề.

    Bình Dương một vùng đất trù phú nằm ở miền Đông Nam Bộ, có được vị trí địa lý thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi, thêm dân cư quy tụ đông từ miền Trung, miền Bắc vào đã giúp cho nơi đây hình thành nhiều nghề nổi danh như gốm sứ, sơn mài, điêu khắc. Trong đó có sự xác lập của làng nghề sơn mài truyền thống Tương Bình Hiệp đã tồn tại hàng trăm năm và từng trong giai đoạn cực thịnh vàng son.
     
  2. admin

    admin Administrator

    1.1 Tiền đề ra đời nghề truyền thống

    Sự tụ cư, truyền thống lao động. Bình Dương xưa kia là vùng đất hoang vu, rừng rậm hàng ngàn rặm, mới chỉ có một vài dân tộc ít người đến sinh sống như Stiêng, Mạ, Mnông, Khơme. Họ chỉ có “số dân ít ỏi, vừa có kỹ thuật sản xuất thấp kém, họ sống chủ yếu nhờ vào đốn chặt cây rừng lập thành nương rẫy tỉa lúa, theo phương thức du canh du cư, kết hợp hái lượm và săn bắt thú rừng, dựa vào thiên nhiên, sống rải rác đây đó theo từng buôn sóc cách xa nhau, do đó một vài vùng đất cao ở bìa rừng và một số gò đồi được vỡ hoang trồng trọt, đại bộ phận đất đai còn lại đều là rừng rậm, cỏ dày, chưa được khai phá”2. Tuy nhiên đến cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII lớp cư dân người Việt từ miền Bắc, miền Trung phiêu tán về vùng Đông Nam bộ, trong đó có địa bàn Bình Dương tìm vùng đất mới để lập nghiệp đã khiến cho vùng đất này trở nên nhộn nhịp, đông đúc hơn bao giờ hết. Họ

    bao gồm nhiều thành phần xã hội khác nhau và lìa bỏ quê hương với nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở Thuận Hóa mấy năm mất mùa đói kém, nhà nước phải liên tục xuất lúa kho chNn cấp cho dân đói, còn binh sĩ và nhân dân ly tán và sinh sống hoang mang, lưng chừng. Chính vì nghèo đói khổ sở mà những người dân nghèo miền Thuận Quảng phải rời bỏ quê hương, đi tìm vùng đất mới tìm kế sinh nhai. Vùng đất Đồng Nai- Gia Định trong đó có vùng đất Bình Dương ngày nay, lúc này đang là vùng đất gần như hoang hóa, màu mỡ phì nhiêu không có người cai quản nên thu hút nhiều tầng lớp, thành phần dân cư. Những người nông dân, thợ thủ công, dân nghèo, thầy lang, thầy đồ nghèo, người trốn tránh binh dịch, sưu thuế, tội phạm vượt ngục, binh lính đào ngũ, rã ngũ đã kéo vào phương Nam- vùng đất Đông Nam Bộ. Có lẽ ngay từ năm tháng đầu tiên, Bình Dương là một trong những nơi dừng chân của đoàn quân di cư người Việt cùng với các địa bàn khác như Mô Xoài, Cù Lao Phố, Bến Nghé. Bởi ngày ấy dân di cư thường theo những cửa biển, con sông để tìm những vùng đất định cư. Và Bình Dương, đặc biệt là vùng chung quanh thị xã Thủ Dầu Một, trong đó có làng Tương Bình Hiệp là vùng giáp sông Đồng Nai, sông Sài Gòn là những nơi định cư lý tưởng thuở đầu khai phá. Trong việc khai phá vùng đất mới, trồng lúa và trồng cây ăn trái là nghề chính bởi vì ở đây có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi. Bên cạnh đó, lưu dân nơi đây còn làm thêm nhiều nghề khác nữa như buôn bán, đánh bắt cá, săn bắt thú rừng, khai thác gỗ.

    __________________________
    1 Học viên cao học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV, TP.HCM. Nơi công tác: Trường TC Mỹ thuật – Văn hóa Bình Dương, địa chỉ email: andyphuong130@gmail.com 2 Huỳnh Lứa, Vài nét về tiến trình khai phá vùng đất Bình Dương trong các thế kỷ XVII-XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, Tạp chí Khoa học lịch sử Bình Dương, số 12/2005, tr.4
     
  3. admin

    admin Administrator

    Ngoài cư dân người Việt vùng Thuận Quảng vào đây khai phá còn có một lực lượng người Hoa bất phục triều đình nhà Thanh những thập kỷ cuối thế kỷ XIX chạy sang nước ta lánh nạn cũng được chúa Nguyễn cho phép vào vùng đất này sinh sống. Người Hoa gốc ở các tỉnh ven biển Đông Nam Trung Quốc nên thế mạnh làm nông nghiệp là không cao nên khi đến đây họ kinh doanh buôn bán và làm nghề thủ công như làm đồ gốm là chủ yếu. Họ đã ...khai phá đất hoang, lập chợ phố thương mãi, giao thông với người Tàu, người Nhật Bổn, Tây Dương, thuyền buôn tụ tập đông đảo…

    Bình Dương là một vùng đất mới chỉ hình thành cách đây hơn 300 năm, chính thức bằng sự kiện Thống suất Chưởng cơ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh từ thuở mang gươm đi mở cõi 3 năm 1698 tại vùng đất Đồng Nai- Gia Định. Trong đó vùng Tương An (Tương Bình Hiệp ngày nay) có sự nhập cư từ miền ngoài vào (giai đoạn 1698-1720) và nghề làm sơn cũng được hình thành trong khoảng thời gian này. Tương truyền, những cư dân xa xứ này đến vùng đất mới nhưng nơi chôn rau cắt rốn vẫn là nỗi nhớ của họ. Việc mưu sinh trên đất mới tạm ổn định, trong những thời gian rảnh rỗi việc đồng áng, những người lưu dân này đã thực hiện những bức sơn mài đầu tiên để tưởng nhớ đến quê cha đất tổ, đó chính là những bức tranh vẽ cảnh đất nước, rặng tre làng, hàng cau, đình làng. Tương Bình Hiệp vốn là một làng nhỏ làm tranh cổ ở huyện Bình An, từ việc làm những bức sơn mài đầu tiên đó đã được những người giàu có trong vùng biết đến và họ đã đặt mua những bức tranh tương tự đem về trưng bày trong nhà, từ đó mà hình thành nên trung tâm sơn mài của Bình Dương.
     
  4. admin

    admin Administrator

    Tài nguyên thiên nhiên tại tỉnh Sông Bé (cũ) bao gồm: đất, rừng bạt ngàn với nhiều loại gỗ quý như cNm lai, giáng hương…cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho nghề mộc gia dụng, nghề chạm khắc gỗ và sơn mài- những nghề có quan hệ mật thiết với nhau cũng chính là một yếu tố thúc đNy khả năng phát triển ngành nghề truyền thống.

    Vị trí địa lý. Làng Tương Bình Hiệp nằm kế con sông Sài Gòn thơ mộng trù phú, thuận tiện cho việc di chuyển trên sông. Ngày xưa khi phương tiện đi lại chưa phong phú như bây giờ, đường thủy chính là cách vận chuyển đa năng, hợp lý với số lượng chuyên chở cực kỳ lớn. Tương Bình Hiệp cách quốc lộ 13 chưa đến 1km, đây là con đường huyết mạch nối liền các tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, trung chuyển hàng hóa, giao lưu kinh tế giữa các vùng , xa hơn nữa là gần biên giới Campuchia giúp cho việc nhập khNu loại sơn Nam Vang của nước bạn đem về sản xuất các sản phNm sơn mài.. Làng cách trung tâm tỉnh lỵ Thủ Dầu Một chưa đến 4km, đây là nơi tập trung sôi động các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội…

    Trường Mỹ thuật bản xứ Thủ Dầu Một. Thuở sơ khai nghề sơn mài chỉ là nghề sơn, mang tính chất cha truyền con nối. Lúc đầu nghề sơn chỉ là một bộ phận phụ thuộc của nghề mộc, được dùng sơn phủ bên ngoài để tăng độ bền của vật dụng. Về sau yếu tố th#m mỹ được chú trọng và nâng cao, nghề sơn mới tách dần khỏi nghề mộc và trở thành nghề độc lập mang tính chuyên môn cao4. Nhưng từ khi Thực dân Pháp qua xâm lược và nhìn thấy được nguồn tài nguyên phong phú, tay nghề của những thợ ở đất Thủ rất điêu luyện nên chúng đã cho thành lập một trường nhiều nghề vào năm 1901 để đào tạo ra một đội ngũ lành nghề nhằm phục vụ cho những mục đích mang tính thực dụng của “chính quốc”. Đó là trường Mỹ thuật bản xứ Thủ Dầu Một (École d’art indigène de Thu Dau Mot) chuyên dạy vẽ, mộc, điêu khắc, chạm trổ gỗ để có điều kiện phát triển các sản phNm hàng hóa về sơn mài và đồ gia dụng trang trí nội thất đem xuất khNu. Mục tiêu xa xôi khi Pháp mở bất cứ ngôi trường nào ở Việt Nam hầu như để là“dựng chiêu bài “khai hóa”, tuyên truyền che giấu âm mưu xâm lược. Mục tiêu gần gũi, thiết thực là sản xuất, cung cấp tại chỗ cho bọn cầm quyền những hàng tiêu dùng và trang trí nội thất”5.
    -------------------------------------------------------
    4 Thạc sĩ-họa sĩ Nguyễn Văn Minh, Đặc điểm hình thành nghề sơn mài Bình Dương , Tham luận Bảo tồn và phát huy nghệ thuật sơn mài Bình Dương, Sở VH-TT-DL Bình Dương, 2011, tr 28 5 Thái Kim Điền,Truyền thống sơn mài Bình Dương và định hướng trong xu thế hội nhập, Tạp chí Khoa học lịch sử Bình Dương, số 5, tháng 1/2007, tr. 26
     
  5. admin

    admin Administrator

    Đây chính là một trong những yếu tố hết sức quan trọng cho Tương Bình Hiệp phát triển mạnh mẽ sơn mài về sau do đội ngũ nghệ nhân và thợ lành nghề có điều kiện để tiếp xúc và học tập tại trường Bá Nghệ. Ngôi trường này kết hợp dạy tri thức nghề sơn truyền thống với kiến thức mỹ thuật kỹ thuật hiện đại của châu Âu, mang đến những màu sắc mới lạ và kiểu dáng đẳng cấp cao của sơn mài. “Trải qua nhiều giai đoạn trường đã đào tạo ra khá nhiều học sinh và sau này trở thành lớp nghệ nhân đất Thủ với tay nghề giỏi, có kiến thức về văn hóa nghệ thuật cũng như những nghệ nhân về sơn mài như thầy Nguyễn Văn Thạnh, Hồ Hữu Thủ, Lê Thành Nhơn, GS Trần Văn Cang. Nhiều học sinh tốt nghiệp ở thời kỳ đầu trở thành những nghệ nhân sơn mài, số được giữ lại trường làm nhà giáo nổi tiếng như: Trương Văn Thanh, Nguyễn Thanh Lễ, Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Văn Thạnh, Nguyễn Hữu Sang, Trương Văn Cang…Là chiếu nôi đào tạo sơn mài chính quy, hình thành đội ngũ nghệ nhân, họa sĩ tiêu biểu có trình độ, tay nghề, trình độ quản lý chuyên trách đã gầy dựng, tham gia sản xuất ở các trụ cột các nơi như làng sơn mài Tương Bình Hiệp, Tân An, xưởng Thành Lễ là nơi đào tạo tin cậy, là niềm tự hào của dân tộc và địa phương nơi đây”6. Trong những học sinh đang theo học, có những cá nhân xuất sắc xuất thân từ làng nghề Tương Bình Hiệp đã tiếp thu gặt hái những kiến thức trường lớp sau này về làm giàu tại mảnh đất của tổ tiên. Từ khi nghệ thuật sơn mài được áp dụng thành công tại trường Mỹ thuật Đông Dương Hà Nội từ những năm 30 của thế kỷ XX, được miền trong tiếp nhận đã mang lại những thành công rực rỡ cho sơn mài Tương Bình Hiệp- Bình Dương. Đặc biệt trước năm 1975, với sự ra đời có công ty Thành Lễ, Trần Hà tập hợp những nghệ nhân nơi đây đã giúp cho sản phNm sơn mài Bình Dương nói chung, Tương Bình Hiệp nói riêng nổi danh trên thế giới. Từ năm 1945-1960, mỗi năm các xưởng sơn mài ở Thủ Dầu Một sản xuất được khoảng 40.000 sản phNm lớn nhỏ, trị giá 25 triệu đồng miền Nam. Phần lớn các sản phNm được xuất cảng sang Pháp, Mỹ, Tây Đức, Singapore7 …Nơi đây đã sản sinh ra rất nhiều nghệ nhân tài năng, ví dụ: tranh sơn mài cNn trứng của Nguyễn Văn Muội thực hiện năm 1957, tranh sơn mài đề tài cảnh đồng quê của nghệ nhân Hồ Thị Lui thực hiện năm 1965, tranh sơn mài đề tài “Quan trạng về làng” của nghệ nhân Nguyễn Văn Chí thực hiện năm 1965, đây là những sản phNm sơn mài tiêu biểu hiện nay vẫn còn được lưu giữ tại bảo tàng tỉnh Bình Dương.

    Ngày 30 tháng 04 năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước nhân dân hai miền nam bắc được sống trong bình yên, đất nước có được những điều kiện thuận lợi để phát triển mọi mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau năm 1975 sơn mài Tương Bình Hiệp phát triển đạt đến thời kỳ vàng son huy hoàng nhất vào khoảng từ 1980-1990. Đây được xem là thời gian nhà nhà làm sơn mài, người người làm sơn mài- lời cửa miệng mà người dân thường nhắc tới.

    __________________________
    6 Nguyễn Văn Quý, Phát huy nghệ thuật sơn mài truyền thống Bình Dương (từ năm 1986 đến nay), Luận văn Thạc sĩ, Đại học Mỹ thuật Tp.HCM, 2012, tr.22 7 Huỳnh Thị Ngọc Tuyết (1993), Tiểu thủ công nghiệp vùng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định và phụ cận từ năm 1954 đến năm 1975, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Viện Khoa học xã hội tại Tp.HCM, tr.191
     
  6. admin

    admin Administrator

    1.2 Đỉnh cao làng nghề truyền thống

    Thời gian sau giải phóng đất nước vẫn còn bộn bề nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự quyết tâm của mọi tầng lớp nhân dân, kinh tế tỉnh Sông Bé đã từng bước đi lên vững chắc. Ngay từ năm 1977 Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ I đã xác định: Nhiệm vụ của công nghiệp, tiểu và thủ công nghiệp ở tỉnh ta là tận dụng mọi năng lực sản xuất và mọi hình thức tổ chức của cả Nhà nước và tư nhân làm ra ngày một nhiều hàng hóa có chất lượng phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh, trao đổi với các tỉnh bạn và xuất kh#u. Từ cơ sở nghị quyết của Đại hội Đảng bộ, ngành tiểu thủ công nghiệp đã khai thác mở rộng sản xuất các mặt hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có thế mạnh tại địa phương như gốm sứ, sơn mài… Phát động sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ chính sách khuyến khích sản xuất hàng tiêu dùng, mở các hội nghị cải tiến về tổ chức và quản lý trong các xí nghiệp quốc doanh, công ty hợp doanh và hợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp; khuyến khích nhân dân, kể các nhà tư sản dân tộc khôi phục lại các cơ sở cũ, xây dựng thêm cơ sở mới, mở rộng sản xuất các mặt hàng dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương.

    Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp đạt đến đỉnh cao của sự nổi tiếng xuất khNu nhiều quốc gia nhờ chất lượng cao, đề tài phong phú, chất liệu đa dạng, vận dụng hiệu quả thành tựu khoa học kỹ thuật để tăng năng suất lao động, cải thiện sự đồng đều trong các sản phNm, giảm thời gian không cần thiết. Vào khoảng thời gian 1980-1990, cả làng có tới 774 hộ lấy nghề sơn mài làm thu nhập chính8. Giai đoạn này người dân Tương Bình Hiệp chủ yếu tập trung đầu tư, phát triển sản xuất dựa vào sơn mài. Từ những năm 1980-1990, sơn mài và gốm sứ trở thành thế mạnh, chiếm 30-35% thu nhập quốc dân về công nghiệp toàn tỉnh9. Đến năm 1987 nhờ đường mới đổi mới của Đảng nghề truyền thống sơn mài đã phát huy, các cơ sở sơn mài được mở ra, chẳng bao lâu làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, Tân An trở nên tấp nập, nhất là Tương Bình Hiệp chủ yếu là làm sơn mài xuất khNu. Từ năm 1987-1990 hàng sơn mài làm không kịp giao cho khách, nhiều cơ sở phải lấy của cơ sở khác để giao. Giai đoạn này là thời hoàng kim của sơn mài Bình Dương. Phải nói là 80% số hộ dân ở Tương Bình Hiệp, Tân An làm nghề sơn mài10.

    __________________________________
    8 Lê Cảm Hưởng, Vực dậy làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, Báo Sài Gòn giải phóng, Tp.HCM, 2002, số ra ngày 19/7, tr.6 9 Nguyễn Văn Minh, Nghệ thuật sơn mài ứng dụng Bình Dương, NXB Mỹ thuật, 2015, tr.37 10 Hiệp hội đầu tư và phát triển các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, Bình Dương thời đổi mới, NXB Thanh Niên, 2002, tr.316
     
  7. admin

    admin Administrator

    Về đề tài, chất liệu. Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp nổi tiếng với việc sử dụng sơn ta- sơn Phú Thọ với độ bền lâu dài, các sản phẩm phong phú về đề tài, chất liệu.

    Đề tài thể hiện có: Tứ thời (mai, lan, cúc, trúc); tứ hữu: liên áp (vịt bơi bên hoa sen), cúc điệp (bướm đậu trên hoa), mai điểu (chim đậu cành mai); tùng hạc; ngư tiều canh mục, vinh quy bái tổ; long lân quy phụng, hổ, ngựa; các đề tài thiên nhiên trời mây sông nước, làng quê, cây đa, bến nước, gặt lúa, đồng ruộng; cảnh đẹp thiên nhiên: vịnh Hạ Long, Kinh thành Huế, hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu Quốc Tử Giám; các đề tài về lịch sử: Hai Bà Trưng, Bác Hồ, quảng trường Ba Đình; đề tài xã hội gia đình: tình mẫu tử, thiếu nữ, tuổi thơ; đề tài tôn giáo: tượng Phật, đền chùa, bát tiên, Phúc lộc thọ11…Hiện nay chúng ta dễ dàng bắt gặp tranh sơn mài chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp bày bán tại các cửa hàng của làng nghề.

    Chất liệu thể hiện cho đến những năm 80 vật liệu làm cốt ngoài ván ép, gỗ mít còn có thêm vải (làm các loại bình lớn), nhựa (làm các loại đĩa, vòng đeo tay…). Chất liệu chính là sơn Phú Thọ pha với sơn Nam Vang. Nghệ thuật thể hiện ngoài những kỹ thuật truyền thống, còn có thêm các cách vẽ mỏng, vẽ phủ… Kỹ thuật khắc trũng giai đoạn này được sử dụng nhiều do nhu cầu thị trường, nhất là các mặt hàng tranh mỹ nghệ các thể loại, bình phong (paravent), bình hoa và đĩa trang trí. Đến những năm 90 sử dụng ván ép là vật liệu làm cốt, vóc vì đây là giai đoạn xuất khNu nhiều tranh mỹ nghệ (nhất là tranh bộ, ghép 2, 4 hoặc 6 tấm và liễn thờ, câu đối). Kỹ thuật phổ biến là vẽ tranh kết hợp cNn vỏ trứng, cNn vỏ ốc các loại…xuất hiện loại màu ma rông, được sùng sơn phủ nền cho các loại tranh. Các loại sơn công nghiệp bắt đầu có mặt trên thị trường.

    Dù đề tài hay chất liệu có phong phú đến đây thì sơn mài Tương Bình Hiệp vẫn đảm bảo được 25 công đoạn truyền thống, làm nên sự khác biệt giữa sơn mài nơi đây với các địa phương khác. Quá trình sản xuất sơn mài bao gồm:
    1. Mài nhám, 2. Trét, trám lỗ thủng, 3. Lót sớ gỗ, 4. Phất vải, 5. Mài nhám vải, 6. Hom sớ vải, 7. Hom chu lần I, 8. Mài hom chu I, 9. Hom chu lần II, 10. Mài hom chu II, 11. Hom chu III, 12. Mài hom chu III, 13. Lót I, 14. Mài lót I, 15.Lót II, 16. Mài lót II, 17. Lót III, 18. Mài lót III, 19. Quang chu, 20. Mài quang chu, 2. Vẽ hình, 22. Phủ sơn cánh gián, 23. Mài phủ và sữa chữa, 24. Mài sửa chữa đợt II, 25. Đánh bóng.
    Đây là những điểm khác biệt rõ ràng giữa nghề sơn (lúc sơ khai) và sơn mài về sau này.

    ______________________________________
    11 Cao Xuân Phách, Một vài tư liệu về nghề sơn mài truyền thống ở Bình Dương, Hội Khoa học lịch sử tỉnh Bình Dương, số 12/2005, tr.38
     
  8. admin

    admin Administrator

    Về thị trường tiêu thụ, ngay từ đầu đã khẳng định đây thật sự là thời kỳ vàng sơn của làng nghề sơn mài truyền thống Tương Bình Hiệp nên các sản phẩm sơn mài từ năm 1983 sống lại với mức độ mạnh mẽ hơn. Tiêu biểu cho giai đoạn phát triển sơn mài của Bình Dương phải kể đến sự đóng góp của làng Tương Bình Hiệp, với nhiều cơ sở quốc doanh, tư doanh mọc lên như nấm. Về mặt kinh tế, hàng sơn mài ở Sông Bé chiếm tỷ trọng 70% số lượng hàng sơn mài xuất khẩu cả nước, chiếm 2/3 thu nhập lượng hàng tiểu thủ công nghiệp địa phương. Đồng thời nuôi sống hàng chục ngàn công nhân trong tỉnh12. Thị trường xuất khẩu của làng nghề trong giai đoạn này rất phong phú ở các châu lục: Á, Phi, Âu, Mỹ với các quốc gia ưa chuộng hàng thủ công mỹ nghệ như: Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Nga, Mỹ…

    Sự phát triển của nghề sơn mài còn kéo theo một số nghề phụ trợ cho nó cũng phát triển theo như nghề rèn, nghề đẽo đòn gánh, nghề tiện. Nghề rèn sản xuất ra các loại dao băm lưỡi cưa, dao tách ốc dùng trong công đoạn cNn vỏ trai sơn mài. Đẽo đòn gánh để làm phương tiện chuyên chở gánh một số sản phNm hộp, khay, bình nhỏ trong các hộ gia đình làm sơn mài. Nghề tiện để tiện ra các đồ cốt vóc phục vụ cho sơn mài…Từ nghề sơn mài đời sống người nâng được nâng lên, đã giúp cho nhiều gia đình trở nên sung túc, giàu có. Các nghệ nhân được kính trọng- ví dụ như bác Tám Khiêm, các thợ kỹ thuật làm việc không ngơi tay, những người học việc, người già, phụ nữ, em nhỏ đều có thể tham gia làm nghề và có thu nhập ổn định.

    Tuy nhiên hiện nay sơn mài Bình Dương nói chung, làng nghề Tương Bình Hiệp nói riêng đang gặp phải rất nhiều khó khăn để có thể tồn tại và phát triển như nguồn nguyên liệu và đầu ra cho sản phẩm. Sơn ta Phú Thọ ngày càng đắt, sử dụng nhiều thì người sản xuất không có lãi, sản phẩm bán ra không thể gắn giá trên trời. Hiện nay đầu ra cho các sản phẩm sơn mài gặp rất nhiều trắc trở, chỉ có những công ty doanh nghiệp mới có đơn xuất hàng mang giá trị lớn, còn những hộ gia đình nhỏ lẻ chỉ có thể làm gia công, hoặc nhận những đơn đặt hàng có giá thấp. Chính điều này đã khiến nhiều người lầm tưởng về chất lượng hàng sơn mài. Nhiều ý kiến chủ quan cho rằng vì người dân nơi đây chạy theo số lượng, hàng làm ra phải thực hiện gấp rút nên cắt xén nhiều công đoạn nên hàng dởm không chất lượng, khiến tiếng tăm của sơn mài Tương Bình Hiệp bị mất đi và giảm sút uy tín niềm tin đối với khách hàng. Nhưng khi nghiên cứu vào thực chất tình hình hiện tại của làng nghề này mới thấy rằng, làng nghề muốn bảo tồn và phát triển được trước tiên phải đảm bảo ổn định về mặt kinh tế. Thứ nhất, khi kinh tế phát triển đồng nghĩa với thu nhập của người dân ổn định, người dân sẽ càng gắn bó và bám trụ với nghề “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, người không phụ nghề, nghề không phụ người. Thứ hai, khi sản phẩm sơn mài bán ra được nhiều, giá thành cao tự nhiên sẽ có nhiều người tìm đến học nghề, thu hút học sinh vào học các trường mỹ thuật có đào tạo ngành sơn mài, có như thế mới tính đến chuyện bảo tồn lâu dài nghề truyền thống được. Làng nghề không chỉ có ý nghĩa trong bài toán phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà nó còn có ý nghĩa về mặt văn hóa- giá trị văn hóa phi vật thể của quốc gia.

    _______________________________
    12 Nguyễn Thị Thùy Linh, Nghề sơn mài ở xã Tương Bình Hiệp thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương- Hiện trạng và xu hướng phát triển, Trường Đại học Mở TPHCM, 2010, tr.13
     
  9. admin

    admin Administrator

    Làng nghề truyền thống Tương Bình Hiệp đã trở thành một biểu tượng, nét đẹp văn hóa tô điểm làm phong phú đa dạng hơn trong nền văn hóa của dân tộc. Để giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị thiết thực của làng nghề cần phải có những biện pháp cụ thể. Nhà nước và địa phương cần tạo mọi điều kiện thuận lợi về nguồn vốn, hỗ trợ nguyên vật liệu, biện pháp cải thiện môi trường và đặc biệt chú trọng đến thị trường tiêu thụ của làng nghề truyền thống vì thị trường tiêu thụ là cái quyết định sự sống còn của làng nghề. Hỗ trợ kịp thời các thủ tục hải quan thông thoáng, nhanh chóng để xuất hàng cho đối tác nước ngoài trong thời gian sớm nhất. Có như thế nghề sơn mài và làng nghề sơn mài truyền thống Tương Bình Hiệp mới có thể hồi sinh, phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn đương đại.

    Mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định số 1328/QĐBVHTTDL, công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể13 quốc gia đối với nghề sơn mài ở làng Tương Bình Hiệp vì nó chứa đựng giá trị văn hóa quan trọng. Đây là niềm vui không chỉ cho địa phương mà còn là niềm tự hào của đất Thủ- không hổ danh là cái nôi của sơn mài phương Nam. Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong đó điều tạo nên giá trị cốt lõi là phải giữ cho được bản sắc như thuở ban đầu nghề thủ công truyền thống.

    ___________________________________
    13 Theo UNESCO, “Di sản văn hóa phi vật thể” được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng và các nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người. (Vũ Quốc Tuấn, Làng nghề trong công cuộc phát triển đất nước, NXB Tri thức, 2011, tr.96)
     
  10. admin

    admin Administrator

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Thái Kim Điền, Truyền thống sơn mài Bình Dương và định hướng trong xu thế hội nhập, Tạp chí Khoa học lịch sử Bình Dương, số 5, tháng 1/2007, tr. 26

    2. Nguyễn Thị Thùy Linh, Nghề sơn mài ở xã Tương Bình Hiệp thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương- Hiện trạng và xu hướng phát triển, Trường Đại học Mở TPHCM, 2010, tr.13

    3. Huỳnh Lứa, Vài nét về tiến trình khai phá vùng đất Bình Dương trong các thế kỷ XVII-XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, Tạp chí Khoa học lịch sử Bình Dương, số 12/2005, tr.4

    4. Hiệp hội đầu tư và phát triển các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, Bình Dương thời đổi mới, NXB Thanh Niên, 2002, tr.316

    5. Hiệp hội Sơn mài điêu khắc Bình Dương, Tập san nội bộ, 2006

    6. Lê Cảm Hưởng, Vực dậy làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, Báo Sài Gòn giải phóng, Tp.HCM, 2002, số ra ngày 19/7, tr.6

    7. Thạc sĩ-họa sĩ Nguyễn Văn Minh, Đặc điểm hình thành nghề sơn mài Bình Dương , Tham luận Bảo tồn và phát huy nghệ thuật sơn mài Bình Dương, Sở VH-TT-DL Bình Dương, 2011, tr 28

    8. Nguyễn Văn Minh, Nghệ thuật sơn mài ứng dụng Bình Dương, NXB Mỹ thuật, 2015, tr.37

    9. Thơ Huỳnh Văn Nghệ, Nhớ Bắc

    10. TS.Trần Nhu, Những làng nghề truyền thống ở tỉnh Bình Dương, Kỷ yếu hội thảo khoa học Thủ Dầu Một – Bình Dương 300 năm hình thành và phát triển, 1998, tr.116

    11. Cao Xuân Phách, Một vài tư liệu về nghề sơn mài truyền thống ở Bình Dương, Tạp chí Hội Khoa học lịch sử tỉnh Bình Dương, số 12/2005, tr.38

    12. Nguyễn Văn Quý, Phát huy nghệ thuật sơn mài truyền thống Bình Dương (từ năm 1986 đến nay), Luận văn Thạc sĩ, Đại học Mỹ thuật Tp.HCM 2012, tr.22

    13. Vũ Quốc Tuấn, Làng nghề trong công cuộc phát triển đất nước, NXB Tri thức, 2011, tr.96

    14. Huỳnh Thị Ngọc Tuyết (1993), Tiểu thủ công nghiệp vùng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định và phụ cận từ năm 1954 đến năm 1975, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Viện Khoa học xã hội tại Tp.HCM, tr.191

    ___________________________________________________________________________________________________________________________

    Họ và tên độc giả cộng tác: Nguyễn Thị Phượng, học viên cao học khoa Lịch sử-Trường Đại học KHXH&NV.TPHCM
    Nơi công tác: Trường TC Mỹ thuật – văn hóa Bình Dương Số 210, đường Bạch Đằng, P.Phú Cường, TP.TDM, BD
    Địa chỉ email: andyphuong130@gmail.com. SĐT: 0937 353 503
    HÌNH ẢNH MINH HỌA
    Tác giả tự chụp tại làng sơn mài Tương Bình Hiệp, tháng 5/2016

    Nguồn: sugia.vn
     

Chia sẻ trang này