Xử Lý Ra Hoa Cây Nhãn

Thảo luận trong 'Cây ăn quả' bắt đầu bởi huongdongconoi, 15/7/17.

  1. huongdongconoi

    huongdongconoi Thương Thành viên BQT

    Xử lý ra hoa cây vãi,nhãn
    Điều khiển sinh trưởng bằng biện pháp xiết nước
    1. Kiểm tra vườn cây, phân tích, đánh giá tình hình sinh trưởng của cây
    Là công việc quan sát tình hình sinh trưởng của lộc thu đợt 2 trên vải và nhãn trồng ở Miền Bắc và sinh trưởng lộc đợt 2 sau khi cắt tỉa cành vào cuối vụ thu hoạch quả để xác định thời điểm xiết nước và biện pháp xiết nước phù hợp với hoàn cảnh riêng của mỗi vườn.

    2. Xác định thời điểm xiết nước đối với cây vãi, nhãn
    Ở thời kỳ kinh doanh vải và nhãn cần nước trong suốt thời kỳ sinh trưởng, thời kỳ ra hoa đậu quả và quả lớn, việc xác định lượng nước tưới, phương pháp tưới và lịch tưới phù hợp cho mỗi loài cây là công việc rất quan trọng, tuy nhiên cũng cần phải căn cứ vào điều kiện thực tế cho phép của cơ sở sản xuất để xây dựng biện pháp.

    Thời điểm xiết nước với vải, nhãn có thể tóm tắt như sau:
    Với vải trồng ở Miền Bắc được xác định bởi thời điểm lộc thu đợt 2 bắt đầu già (với các giống vải sớm từ 15 tháng 11 cho đến mồng 1 tháng 12; với vải chính vụ từ mồng 1 tháng 12 cho đến 15 tháng 12).

    Với cây nhãn trồng ở Miền Bắc được xác định bởi thời điểm lộc thu đợt 2 bắt đầu già (trong nửa đầu của tháng 1).

    Với nhãn trồng ở Miền Nam được xác định bởi mầu sắc của lá trên lộc khi chuyển mầu nõn chuối; thời điểm xiết nước còn phụ thuộc vào nhãn cho quả chính vụ (tháng 3 đến tháng 4) hay trái vụ (tháng 8 đến tháng 9) (ở Miền Nam người trồng quả gọi là vụ thuận hay vụ nghịch);
    Với các giống nhãn Xuồng xiết nước khi lá của đợt đọt thứ hai trở nên già và đợt đọt thứ ba bắt đầu nhú.

    3. Các bước tiến hành xiết nước cây vãi, nhãn
    3.1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu
    + Kéo cắt cành
    + Thước dây (loại 20 - 50 m) Cuốc bàn
    + Nilon để ngăn nước mưa
    + Cọc cắm và dây buộc để cố định nilon Kéo hoặc dao để cắt nilon và dây buộc

    3.2. Xác định diện tích đất dưới tán cần xiết nước
    Là toàn bộ phần đất theo hình chiếu dưới tán cây được tiến hành bằng cách đo diện tích đất để dự tính lượng nilon cần phải mua để che phủ gốc cây.

    3.3. Xiết nước bằng biện pháp làm sạch cỏ và tàn dư dưới tán cây
    Tiến hành theo các bước sau:

    - Bước 1: Cắt tỉa các cành trong tán, cành bị sâu bệnh để tán thông thoáng
    - Bước 2: Làm sạch cỏ dưới gốc cây
    - Bước 3: Thu dọn cỏ và tàn dư dưới gốc và tán cây để làm khô đất dưới tán cây

    3.4. Xiết nước bằng biện pháp che phủ nilon dưới tán cây
    Tiến hành theo các bước sau:

    - Bước 1: Cắt tỉa các cành trong tán, cành bị sâu bệnh để tán thông thoáng
    - Bước 2: Làm sạch cỏ dưới gốc cây, thu dọn cỏ và tàn dư dưới gốc và tán cây
    - Bước 3: Phơi đất để làm giảm ẩm độ
    - Bước 4: Che phủ nilon trên toàn bộ diện tích đất xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây để ngăn không cho nước mưa thấm vào

    4. Kiểm tra đánh giá tình hình sinh trưởng của vải, nhãn sau xiết nước
    4.1. Kiểm tra vườn sau xiết nước
    Việc kiểm tra vườn vải, nhãn sau xiết nước cần tiến hành trước và sau khi trời có mưa với các công việc sau: kiểm tra nilon che phủ xem có bị rách hoặc gió làm bung ra không có khả năng che nước mưa để khắc phục.

    4.2. Đánh giá tình hình sinh trưởng của vải, nhãn sau xiết nước
    Đánh giá tình hình sinh trưởng của vải, nhãn và quan sát sự xuất hiện của lộc của vải, nhãn; nếu vải nhãn sau xiết nước không xuất hiện lộc tức là biện pháp xiết nước đã cho hiệu quả và ngược lại.

    Nếu biện pháp xiết nước không mang lại hiệu quả thì chúng ta cần phải khống chế sinh trưởng của lộc vải nhãn bằng biện pháp sử dụng hóa chất bằng cách phun Ethrel hoặc phun đạm và kali hoặc kali ở liều cao để diệt lộc vải, nhãn. (Hoặc áp dụng, xử lý ra hoa bằng cách " Điều khiển sinh trưởng bằng hoá chất" ).

    Nguồn: Trích từ Giáo trình nghề trồng cây - Bộ NN&PT NT
     
    Phan Bình, thanthien and minhtritn like this.

Chia sẻ trang này