Ý Nghĩa Sâu Sắc Của Ngày Tết Trung Thu!

Thảo luận trong 'Cuộc sống buồn vui' bắt đầu bởi G-Hồng Thương, 7/9/14.

  1. G-Hồng Thương

    G-Hồng Thương G-Dragon Thành viên BQT

    [hide]Nguyên thủy của Tết Trung thu có nguồn gốc dân dã từ nền văn minh lúa nước người Việt. Những nghiên cứu mới nhất về văn hóa dân gian cho thấy, Tết Trung thu khởi nguyên từ đồng bằng Châu thổ sông Hồng của người Việt, sau đó du nhập vào Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Trung thu xa xưa ở Việt Nam, lễ rước đèn, bày cỗ, phá cỗ, hát trống quân… dưới trăng là những nghi thức quan trọng nhất. Bày cỗ trung thu thực chất là màn trình diễn của con người với trăng, với trời những sản vật, hương hoa của đất.

    Tết Trung thu là tết của những thiên thần bé nhỏ được sự chuẩn bị, chăm sóc của người lớn. Trẻ em phá cỗ trông trăng và mơ màng về hình bóng chú Cuội dưới gốc cây đa nơi cung Hằng dịu dàng, yêu thương tràn ngập. Đồ chơi Tết Trung thu thuở xa xưa chủ yếu là đèn ông sao, mặt nạ thú, trống ếch và trống bỏi. Đèn kéo quân, đèn lồng… Đêm Trung Thu, nhịp trống quân thùng thình, thùng thình… nhịp trống bỏi binh bông, binh bông… cùng với ánh đèn ông sao mờ ảo, hương cốm, hương bưởi, hương ổi, hương hồng… ngọt ngào, thấm đẫm vào ánh trăng rằm vằng vặc, rong ruổi trong làn gió nhẹ đêm thu, ríu rít những bàn chân sáo đám trẻ thơ… là thế giới kỳ ảo muôn màu của các cháu bé, của ước vọng hòa bình. Thế giới ấy không chỉ lay động, xao xuyến tâm hồn con trẻ mà còn quyến rũ, rủ rê người lớn cùng ùa vào cuộc chơi. Hình ảnh những người cha cặm cụi vót tre làm đèn ông sao, những người mẹ lễ mễ bê mẹt trái cây, cốm, xôi sắp cỗ, những đứa trẻ chơi trò bịt mắt bắt dê, thả ba ba chờ trăng rằm mọc… là những nét đẹp cổ kinh điển phổ biến của văn hóa Việt trong mỗi dịp Tết Trung thu thuở những thập niên 1970 trở về trước. Ngày ấy, ngẫu hứng về thiên nhiên vẫn rong ruổi bất tận cùng mây gió.

    Và đêm Tết Trung thu còn là dịp nông nhàn của nghề cày cấy. Lúc này lúa vụ mùa đã vào đòng, chỉ chờ sây bông mẩy hạt, đón trăng xong ra đồng thu hoạch thành quả lao động. Trẻ con trông trăng để bay bổng cùng cây đa, chú Cuội. Người lớn trông trăng kiếm tìm hy vọng cơm áo năm sau. Bằng kinh nghiệm dõi theo chu kỳ của tạo hóa, người xưa đoán định mùa vụ qua ánh trăng đêm Trung thu: trăng màu vàng trúng mùa tằm tơ, trăng xanh lục báo hiệu thiên tai, trăng màu cam đất nước thái bình thịnh trị hay “trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa” Nhưng dù điềm lành hay điềm dữ, thì con người vẫn luôn đồng hành, say đắm cùng trăng quanh năm suốt tháng, người và trời đất tự nhiên hòa hợp đó là nét văn hóa đặc sắc và thú chơi tao nhã trong lành hiền dịu của người Việt Nam ta.

    Ngẫm về nhân tình thế thái thấy buồn với sự phát triển của thời đại. Tết Trung thu nay đã đổi thay. Múa lân, múa sư tử, múa rồng mỗi ngày mỗi đẹp và hoành tráng thêm. Đèn lồng, đèn ông sao, đèn kéo quân… nhiều kiểu dáng mới lạ và hiện đại được thắp sáng bằng điện, bằng pin, lung linh rực rỡ hơn thắp bằng đèn cầy, đom đóm xa xưa. Nhưng tất cả các đồ chơi lại toàn của Trung Quốc bị cách tân thêm pha bằng các trò độc hại và súng ống giáo mác… Mâm cỗ Trung thu thêm nhiều hương vị, màu sắc bởi các loại bánh được chế biến theo công nghệ tân thời ngon miệng bắt mắt mà độc hại, vì vậy mà Tết Trung thu ngày mỗi dần xa vẻ đẹp lãng mạn, trong sáng mê hồn thời nguyên thủy của nó.

    Nguồn sưu tầm từ internet!
    [/hide]
     
    4 people like this.

Chia sẻ trang này