Kỹ Thuật Trồng & Chăm Sóc Lan Nuôi Cấy Mô

Thảo luận trong 'Kỹ thuật nuôi trồng' bắt đầu bởi thanthien, 11/1/18.

  1. thanthien

    thanthien Trần Thanh Thiện Thành viên BQT

    Kỹ Thuật Trồng & Chăm Sóc Lan Nuôi Cấy Mô

    Lan nuôi cấy mô có phẩm chất cây giống tốt, chất lượng ổn định, đặc điểm sinh trưởng phát triển nhanh và ít bị sâu bệnh. Lan nuôi cấy mô là nguồn giống cung cấp chủ yếu cho các trang trại nhà vườn trồng lan thương phẩm bán ra thì trường với số lượng lớn.

    [​IMG]
     
  2. thanthien

    thanthien Trần Thanh Thiện Thành viên BQT

    Vật liệu trồng:

    Dụng cụ:

    - Cây móc để lấy lan ra khỏi môi trường thạch.
    - Dao cắt rễ.
    - Kéo cắt cành.
    - Cây mũi nhọn để moi lỗ trồng.
    - Các chậu chung

    Chất trồng- Than gỗ.
    - Than bùn.
    - Vỏ thông

    Tất cả chất trồng đều được khử trùng ở nhiệt độ 120độ C trong nồi hấp tiệt trùng và rửa lại nhiều lần bằng nước sạch trước khi dùng. Riêng dớn phải được ngâm nước khoảng 1 tuần trước khi được đưa vào nồi hấp. Các chất trồng trên có thể dùng Ở dạng riêng lẽ hay hỗn hợp.

    Ví dụ: Đáy chậu chung là than, phía trên là dớn.

    - Toàn bộ chậu là than.
    - Dón xay nhuyễn phần + cát 2 phần + than vụn 1 phần.
    - Dớn xay nhuyễn 1 phần + cát 1 phần + vỏ thông (1cm) 1 phần.
    - Cát 1 phần + vỏ thông 3 phần.
    - Cát hoàn toàn.
     
  3. thanthien

    thanthien Trần Thanh Thiện Thành viên BQT

    Phương pháp:

    Điều nên nhớ là , cây lan con dễ bị chết do úng nước hay nhiệt độ cao (đây cũng là lý do gây ra bệnh thối rữa). Hơn nữa, trong phòng thí nghiệm cây lan con được nuôi trong diều kiện vô trùng nhiệt độ nơi nuôi trồng tương đối mát 21độ C đến 23độ C, PH: 5,2. Trong điều kiện ẩm
    nóng của thành phố là môi trường thuận lợi của vô số mầm bệnh. Vì thế khi chuyển cây con từ thai cấy ra môi trường bên ngoài phải có giai đoạn chuyển tiếp. Trong giai đoạn này, nhiệt độ của nơi nuôi cấy không nên quá 25độ C, ẩm độ tương đối không khí cao từ 80 đến 90% cường độ ánh sáng khoảng 5.000ml/m2 . muốn được như vậy ta phải làm một nhà kính dùng để giâm cành.

    + Dùng nước máy đã để bốc hết hơi clo, ph:5,2 đựng trong một chậu sạch, trong nước dã pha một nồng độ thật loãng thuốc ngừa nấm như Methan.

    + Lấy chai cấy đựng lan con, sau khi gỡ bông gòn ra khỏi cổ chai cho một ít nước vào cổ chai lắc nhẹ, dùng que tách cây con ra khỏi môi trường thạch, lật ngược chai lại các cây lan con theo nước chạy vào chậu đựng nước.

    + Dùng kẹp gắp giữ lan con và rửa sạch thạch dính vào bộ rễ qua động tác đưa qua đưa lại nhiều lần trong nước, cắt bỏ toàn bộ rễ hư thối và bị dập nếu có, và đặt lan vào một da sạch cho khô.

    + Chậu chung sau khi đã sửa soạn môi trường trồng, dùng que khóet một lỗ và đặt cây lan vào đấy , dùng ngón tay ấn nhẹ vào gốc cho môi trường áp sát vào rễ.

    + Rửa sạch cả chậu và cây lần nữa, phun cho cây lan con một dung dịch dinh dữờng tùy theo loài để tăng sức chịu đựng eho cây, phải lưu ý những chất hữu cơ có trong dung dịch rất dễ làm cây thối rữa. Không có điều kiện tạm dùng phân bón NPK 30 - 10 - 10 với nồng độ loãng. Có thể dùng chậu chung đường kính 6cm trồng vào đấy có khoảng 10 cây con hay chậu đường kính 2cm trồng một cây độc nhất.

    + Có thể dùng khay đựng cát dể trồng hàng ngàn cây mạ trong giai đoạn đầu không cằn chậu.

    + Đật cây vào nơi râm mát, nếu dùng nhà kính ta tưới cây 2 lần, những lần khác chỉ tưới sàn và độ ẩm có được nhờ nước bốc hơi. Nếu trồng ở nơi râm mát nên tưới tối thiếu 4 lần một ngày và lần tưới cuối cùng trước 4 giờ chiều. Nước tưới là nước có dinh dưởng của môi trường nuôi cấy thay đổi theo từng loài lan, sau khi điều chỉnh PH và loại trừ các chất hữu cơ.

    + Cây được trồng sau khoảng một tháng rễ mọc mạnh thì Có thể chuyển cây ra khỏi nhà kính.
    Và tiếp tục chăm sóc, theo các qui trình chăm sóc ở các giai đoạn khác. Lúc nầy cây mô đã lớn và khỏe.
    Chúc các bạn thành công.


    Sưu Tầm
     

Chia sẻ trang này