TÂM HỒN NGƯỜI NGHỆ SĨ LUÔN SỐNG MÃI

Thảo luận trong 'Cuộc sống buồn vui' bắt đầu bởi dungphamdinh, 15/11/14.

  1. dungphamdinh

    dungphamdinh Phạm Đình Dũng

    Có lẽ chưa bao giờ, cũng như không bao giờ tôi có được cảm xúc như hôm ấy, cái ngày tôi cùng bè bạn tiễn đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng.
    Một đám ma lạ nhất tôi từng thấy, nơi mà tiếng khóc hầu như không có mà thay vào đó là những tiếng nấc nghẹn và những giọt nước mắt hoà vào lời ca, tiếng hát nghẹn ngào tiễn đưa người quá cố.
    Anh là 1 nghệ sĩ tài ba, tay trống cuối cùng của 1 ban nhạc từng vang danh 1 thời.
    Cả gia đình bên vợ anh, từ bà cụ mẹ vợ gần 90t cho tới cháu nhỏ mới học lớp 7, từ các anh rể cọc chèo (đồng hao) cho tới các bà chị vợ anh tuy đã lớn tuổi, từ bạn hữu gần xa đến xóm giềng, bạn nhậu, tât cả đều hát, hát say sưa những khúc biệt ly với tất cả sự tiếc thương, sâu lắng và thấm đậm tình người.
    Gia đình bên vợ anh là những nghệ sĩ đường phố. Có những người tốt nghiệp Nhạc viện ra, có người đang là GV dạy nhạc, còn lại là những nghệ sĩ nghiệp dư nhưng ca hát như chuyên nghiệp.
    Không biết có phải do mọi người dành hết tâm huyết khi hát khúc chia ly hay có tình cảm rất sâu nặng với người nằm xuống mà mỗi ca từ thốt ra cứ ngẹn ngào, thổn thức. Những tiếng đàn, nhịp trống như có hồn, người đàn, người hát đều hướng về chỗ anh nằm, hát như cho mình anh nghe. Ai cũng gọi tên anh, nói với anh, xin phép hát chia tay anh lần cuối, mà tôi tin sẽ chưa phải là lần cuối, vì sau này mỗi lần tới ngày cúng giỗ anh sẽ lại là ngày bạn bè trở về, hát cho anh nghe.
    Một người anh, 1 người bạn hữu thâm tình bên anh bao năm qua từng bước chân phiêu bạt giang hồ đàn hát tiễn anh bài Đường xưa lối cũ:
    “ …Khi tôi về, bồi hồi trong nắng
    Tưởng rằng người em hân hoan đứng đón anh về
    Nào ngờ người em ra đi khi xuân chưa tàn
    Con đò nào đây đưa em tôi vào xa cách…”
    Rồi 1 người cháu hát cho anh nghe bài hát anh đã yêu cầu trước khi nhắm mắt: nếu chú đi, mày phải tiễn chú bài Rồi có 1 ngày….2 hàng ngựa trắng đi đầu…
    Từng người, từng người nâng ly rượu trước linh cữu anh, rót 1 vòng rồi uống cạn, thắp 1 nén nhang rồi lại hát, tất cả cứ lặng đi biến đám tang thành đêm văn nghệ tiễn 1 nngười đi đầy cảm xúc.
    Giai điệu nhiều người hát nhất là Cát bụi, từng lời như vắt ra bằng máu từ trái tim những người nghệ sĩ đường phố nghèo kiêu hãnh, họ sửa lời, chế nhạc cho phù hợp hoàn cảnh nhưng vẫn đấy ắp sự tôn nghiêm:
    ” Sống trên đời này, người giàu sang sướng hơn người nghèo khó
    Trời đã ban cho, ta cám ơn trời dù sống thương đau
    mai kia chết rồi, trổ về cát bụi giàu khó như nhau
    Nào ai biết trước số phận ngày sau ông Trời sẽ trao…”
    Xúc động đến nghẹn ngào khi con trai nhỏ của anh mặc đồ tang và 1 cháu bé đã mất cha hát cùng nhau bài: Đạo làm con, Đứa bé và Tình cha khi mà cả 2 đứa không thuộc lời, phải mở điện thoại sẵn lời bài hát, chuyền tay nhau đứa hát vài câu. Tôi cũng như khá nhiều người không thuộc hết lời như bọn trẻ, nhưng hết thảy đều oà khóc, người nưc nở, kẻ nghẹn ngào, người âm thầm gạt những giọt rơi…
    Đã gần sáng rồi, không ai chịu đi nghỉ dù đã rất mệt mỏi, 1 đoàn khách xa tới viếng lúc 2h30 sáng. Họ là bạn anh từ Khánh Hoà vào, sau khi viếng anh, đoàn hát về Biển Nha trang và 1 bài vọng cổ tôi không nhớ rõ nhưng đều là những bài họ từng đàn hát cùng nhau. Rồi lại uống, lại hát cho tới sáng, ai cũng mong thời gian ngừng trôi để bên anh thêm chút nữa.
    Có người bạn cuối cùng đã kịp đến vừa lúc linh cữu anh từ từ trôi vào lò thiêu, không còn kịp hát nữa, chỉ bặm môi chụp vội tấm hình lần cuối.


    Tên anh cứ được nhắc đi nhắc lại. A vẫn sống và sẽ sống mãi trong tim bạn bè, những bằng hữu tri âm. Vẳng nghe tiếng cụ Tố Như: “ Chữ Tài, chữ Phận khéo là ghét nhau”
     
    6 people like this.
  2. huongdongconoi

    huongdongconoi Thương Thành viên BQT

    Ôi! Không uổng một kiếp làm người... Khi trở về cùng cát bụi.
    Cám ơn anh Dũng đã chia sẻ một bài viết hay, mà khi đọc lòng không khỏi bùi ngùi thương tiếc - Tiển biệt người nghệ sỉ đã đi xa. Nhưng hồn vẫn sống mãi với thời gian.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/11/14
    5 people like this.

Chia sẻ trang này