TAM CANG NGŨ THƯỜNG & TAM TÙNG TỨ ĐỨC P2

Thảo luận trong 'Cuộc sống buồn vui' bắt đầu bởi huongdongconoi, 1/11/17.

  1. huongdongconoi

    huongdongconoi Thương Thành viên BQT

    TAM CANG NGŨ THƯỜNG VÀ TAM TÙNG TỨ ĐỨC
    THEO QUAN NIỆM HIỆN ĐẠI

    Dã Trung Tử

    Tam cang, Ngũ thường và Tam tùng Tứ đức là đạo làm người, là tiêu chí tu dưỡng cho cả nam nữ...
    Nên dù cho bất kỳ khuynh hướng nào, dù duy tâm hay duy vật, dù có tín ngưỡng hay bài bác thần linh, biên khảo nầy cũng có thể hữu ích cho con em của mình.

    Dã Trung Tử
    Mời các bạn xem tiếp Phần II

    TAM TÙNG TỨ ĐỨC
    CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO QUAN NIỆM HIỆN ĐẠI
     
  2. huongdongconoi

    huongdongconoi Thương Thành viên BQT

    PHẦN II
    ----o0o----​

    TAM TÙNG TỨ ĐỨC
    CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO QUAN NIỆM HIỆN ĐẠI


    Đại cương

    Làm người, mặc đầu nam hay nữ, đều phải lấy tu thân làm căn bản cho bậc Nhơn Đạo, nghĩa là trước cần trau dồi thân tâm cho đạt đến Chân -Thiện -Mỹ, đó là tu thân; rồi sau mới lo phần xử thế là sửa việc nhà, lo việc nước và đóng góp vào công việc hòa bình Thiên hạ, theo tiêu chí và thứ tự của cổ nhân gọi là:

    Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ (Đại học/ chương I).

    Người xưa rất coi trọng đạo Tu thân, họ thường khuyên:


    “Từ vua đến thứ dân, người nào cũng phải Tu thân trước rồi sau mới làm đến những nghĩa vụ khác”(Tự thiên tử dĩ chí ư thứ dân, nhứt thị giai dĩ tu thân vi bổn - Đại học, Phần dẫn nhập).

    Trái lại - Nếu thân chẳng tu mà muốn tề gia, trị quốc, bình thiên hạ thì e làm không nên; bởi gốc đã không vun vén để yếu ớt không ra gì, mà muốn cho ngọn phát triển sum xuê xanh tốt là điều không bao giờ có được.

    Tam cang, Ngũ thường, Tam tùng Tứ đức là đạo làm người, là tiêu chí tu dưỡng cho cả nam nữ; ngay nam giới cũng phải giữ Công Dung Ngôn Hạnh để sửa mình, nhưng nam nặng về Tam cang Ngũ thường; nữ nặng về Tam tùng Tứ đức.

    Thời nay. Khi đề cập đến Tam tùng và Tứ đức của phụ nữ, không ít người phản đối, nhất là nữ phái, họ cho rằng đã cổ hủ, lỗi thời. Vì đời nay đang ở vào thời đại văn minh, khoa học tiến bộ, tự do dân chủ, nam nữ bình quyền, mà đem chuyện Tam tùng, Tứ đức cách đây hàng bao nhiêu thế kỷ, để áp dụng cho phụ nữ là không thức thời. Nhưng trước khi phê phán, chúng ta cũng nên bình tâm tìm hiểu một cách rõ ràng cái tinh hoa của Tam tùng, Tứ đức là gì? Hay dở thế nào? Để “Khử thô dụng tinh” (bỏ cái dở dùng cái hay), tránh những điều ngộ nhận về đạo lý làm người của cổ nhân, tức là tránh cái “chê một đĩa mà bỏ cả một mâm”, thì thật là đáng tiếc. Như vậy, liệu Tam tùng, Tứ đức có lạc hậu trong thời đại ngày nay không?

    Ngày xưa Đức Khổng Phu Tử cũng nói rằng:

    "Luân lý pháp luật phải tùy thời mà sửa đổi cho thích nghi với trình độ tấn hóa của nhơn sanh". (Trọng Ni tổ thuật Nghiêu Thuấn, hiến chương Văn Võ, thượng thuận thiên thời, hạ tập thu thổ" - Trung Dung)

    Vậy chúng ta nên lược lại những qui luật cổ truyền, như cái thuyết "Tam tùng, Tứ đức" chẳng hạn, rồi châm chước sửa đổi cho vừa lằn tấn hóa; nghĩa là chúng ta giữ những cái "Hay" hợp thời, bỏ những cái "dở" lạc hậu, để đưa đoàn hậu tấn đến con đường "Thuần phong mỹ tục ".

    Vì trong cuộc sống, chúng ta không thể thiếu cái đẹp, cái đẹp bất biến trường tồn, cái đẹp tiềm ẩn trong con người được biểu hiện qua cách đối nhân xử thế, qua nét cao quý của tâm hồn, qua cái đạo đức trí tuệ. Cái đẹp đó giúp con người xây dựng nhân cách ngày càng hoàn thiện hơn. Cái đẹp đề cập đây, chính là cái đẹp tâm hồn của người phụ nữ, đó là: Tam Tùng - Tứ Đức.
     
  3. huongdongconoi

    huongdongconoi Thương Thành viên BQT

    I. Tam Tùng là gì

    Tam Tùng là 3 điều nên theo của phụ nữ là:

    - Tại gia tùng phụ,
    - Xuất giá tùng phu,
    - Phu tử tùng tử.

    1.1. Tại gia tùng phụ

    Tại nhà (từ thơ ấu đến khi sắp lập gia đình) thì sống theo cha mẹ.

    Điều nầy rất đúng đắn và tự nhiên, bởi vì cha mẹ sanh ra mình, nuôi mình lớn lên, dạy cho biết điều hay lẽ thiệt, thì mình phải vâng lời cha mẹ là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, tùng cha mẹ nhưng phải ý thức là tùng theo lẽ phải và đạo đức, chớ không phải tùng theo một cách mù quáng máy móc.

    Phần cha mẹ nên là người hiền lương chơn chất, hết lòng thương con, lo lắng cho con, dạy dỗ con thành người tốt hữu ích cho gia đình và xã hội.

    Trong Nữ Trung Tùng Phận, Bà Đoàn dạy về Tùng Phụ:

    Còn đương thuở tuổi xanh thơ bé, Rán theo cha học lễ học văn.
    Phép xưa tùng phụ đã hằng,

    Dựa thân cội tử đợi hàng, trượngphu.

    Chỉ khi nào cha mẹ làm điều gì trái với với đạo lý, thì người con cần phải khuyên cha mẹ, nhưng phải bằng tất cả sự thương yêu, hiếu kỉnh, phải hết sức khiêm tốn, nhỏ nhẹ; đề nghị cha mẹ nên xét lại điều đó, nếu cha mẹ không bằng lòng, dù có bị la rầy đánh đập, mình cũng giữ lòng tôn kính không oán hận.
    Đức Khổng Tử dạy rằng;

    “Sự phụ mẫu cơ gián, kiến chi bất tòng, hựu kính bất vi, lao nhi bất oán” [Thờ cha mẹ, thì khi cha mẹ có làm điều gì lầm lỗi, con phải tìm cách êm đềm, dịu dàng mà can ngăn, thấy cha mẹ không nghe, thì cũng kính trọng hiếu thảo, không trái lễ, dầu chịu đau đớn khổ nhục cũng không oán giận – Luận ngữ/ Lý nhân, IV )

    Trong Tứ đại điều quy của Đạo cũng đã dạy là:

    “Dưới gián trên đừng thất khiêm cung” (Tân luật)
     
  4. huongdongconoi

    huongdongconoi Thương Thành viên BQT

    1. 2. Xuất giá tùng phu

    Theo nghĩa hẹp là Có chồng thì theo chồng, nhưng nghĩa rộng, ta có thể hiểu đây là nguyên lý âm dương phối hợp – Ta thấy từ một nguyên tử li ti trong cơ cấu vật chất, đến những đại tinh cầu trong không gian đều hiện diện hai phần âm dương và luôn phải ảnh hưởng bởi nguyên lý phối hợp nầy mới tồn tại. Vì “độc âm thì bất sinh, cô dương thì bất trưởng”. Âm dương phối hợp mới biến hóa sinh tồn.
    Nên kinh Hôn phối có câu:

    “Cơ sanh hóa càn khôn đào tạo,
    Do âm dương hiệp đạo biến thiên”

    Nên tùng phu không có nghĩa là lệ thuộc chồng, mà hiểu đúng nghĩa của nó, là người phụ nữ tự nguyện phối hợp với chồng để tạo dựng một gia đình mới, có thể là vợ theo chồng hoặc chồng theo vợ, điều nầy không nhứt thiết, mà tùy hoàn cảnh mỗi người, nhưng đa số thì người vợ theo về nhà chồng nhiều hơn.

    Sự tùng theo chồng, đó là bổn phận của người phụ nữ, mà cũng là hình thức phân chia trách nhiệm giữa vợ và chồng trong gia đình. Người chồng đảm nhận trách nhiệm làm chủ gia đình, lo về kinh tế - làm việc, sanh lợi nuôi sống vợ con; Và ngược lại. Do đó, một cách rất tự nhiên, người vợ luôn đóng vai em, nhường cho chồng quyền làm chủ, còn vợ là phụ tá, giữ gìn gia nghiệp. Mọi việc trong gia đình, người vợ thường đóng góp ý kiến cho chồng giải quyết, nhưng dành cho chồng quyền quyết định sau cùng.

    Đó là tùng theo chồng, với điều kiện người chồng phải sáng suốt và tài cán, chứ không phải như thời xưa qui định:

    “Có chồng thì phải theo chồng,
    Chồng đi hang rắn hang rồng cũng theo"

    Ngày xưa dù chồng không ra gì vợ cũng vẫn tuân theo, như kiểu “chồng chúa vợ tôi”, kiểu đó ngày nay không còn hợp thời nữa, mà:

    “Đạo phu thê như đũa nên đôi”
    [Nữ Trung Tùng Phận]

    Về Tùng phu, Nữ Trung Tùng Phận có câu:

    Đến lúc đã chung phòng hòa hợp,
    Phải tùng phu là phép xưa nay.

    Trong nhân gian cũng có câu:



    “Vai mang khăn gói sang sông,
    Mẹ kêu, thưa mẹ có chồng con theo"

    Người vợ thuận tùng chồng bao nhiêu thì càng chỉ huy chồng bấy nhiêu


    Người vợ nên biết rằng: Sự thuận tùng chồng, đó cũng là một cách chỉ huy chồng khéo léo. Theo Đức Lão Tử thì “nhu thắng cang”. Khi người vợ đã nhiệt tình vâng lời chồng, thì trong đó sẽ ẩn tàng một sự chỉ huy chồng khéo léo. Mới nghe thì có vẻ nghịch lý, nhưng trên thực tế về mặt tình cảm, nam giới rất dễ dãi, do đó khi người vợ đã có thiện chí thuận tùng, gây được sự tin yêu với chồng, thì nói gì chồng cũng nghe theo cả...
    Nên một tâm lý gia kiêm triết học Tây phương nói rằng:

    − Đàn bà hoàn toàn thấy rõ rằng họ càng vâng lời bao nhiêu, thì họ càng chỉ huy bấy nhiêu. (Jules Michelet)

    Đây là một phép xử thế mà ít người hiểu biết và thực hiện được, bí pháp này càng làm tăng cường thêm quyền năng và sứ mạng người phụ nữ mà họ không ngờ. Ngược lại theo khuynh hướng “bình quyền bình đẳng” hiện nay, nhiều người phản đối, cho rằng quy chế “tùng phu” làm hạ thấp giá trị của người phụ nữ. Đó không những là một nhận định sai lầm nghiêm trọng, mà còn làm đảo điên trật tự trong gia đình.

    Phong tục và tập quán trong xã hội, cũng như luật pháp của đời lẫn đạo thời nay là nam nữ bình quyền, nghĩa là hai vợ chồng có quyền hạn và nghĩa vụ ngang nhau, không bên nào khinh, không bên nào trọng.

    Người đàn ông chỉ được có một vợ, và người phụ nữ chỉ được có một chồng, và vợ chồng phải sống hòa hợp chung thủy với nhau.

    Phương ngôn ta cũng có câu:

    Vợ chồng là ruột là rà,
    Anh em có cửa có nhà anh em.
     
  5. huongdongconoi

    huongdongconoi Thương Thành viên BQT

    1. 2. Xuất giá tùng phu

    Theo nghĩa hẹp là Có chồng thì theo chồng, nhưng nghĩa rộng, ta có thể hiểu đây là nguyên lý âm dương phối hợp – Ta thấy từ một nguyên tử li ti trong cơ cấu vật chất, đến những đại tinh cầu trong không gian đều hiện diện hai phần âm dương và luôn phải ảnh hưởng bởi nguyên lý phối hợp nầy mới tồn tại. Vì “độc âm thì bất sinh, cô dương thì bất trưởng”. Âm dương phối hợp mới biến hóa sinh tồn.
    Nên kinh Hôn phối có câu:

    “Cơ sanh hóa càn khôn đào tạo,
    Do âm dương hiệp đạo biến thiên”

    Nên tùng phu không có nghĩa là lệ thuộc chồng, mà hiểu đúng nghĩa của nó, là người phụ nữ tự nguyện phối hợp với chồng để tạo dựng một gia đình mới, có thể là vợ theo chồng hoặc chồng theo vợ, điều nầy không nhứt thiết, mà tùy hoàn cảnh mỗi người, nhưng đa số thì người vợ theo về nhà chồng nhiều hơn.

    Sự tùng theo chồng, đó là bổn phận của người phụ nữ, mà cũng là hình thức phân chia trách nhiệm giữa vợ và chồng trong gia đình. Người chồng đảm nhận trách nhiệm làm chủ gia đình, lo về kinh tế - làm việc, sanh lợi nuôi sống vợ con; Và ngược lại. Do đó, một cách rất tự nhiên, người vợ luôn đóng vai em, nhường cho chồng quyền làm chủ, còn vợ là phụ tá, giữ gìn gia nghiệp. Mọi việc trong gia đình, người vợ thường đóng góp ý kiến cho chồng giải quyết, nhưng dành cho chồng quyền quyết định sau cùng.

    Đó là tùng theo chồng, với điều kiện người chồng phải sáng suốt và tài cán, chứ không phải như thời xưa qui định:

    “Có chồng thì phải theo chồng,
    Chồng đi hang rắn hang rồng cũng theo"

    Ngày xưa dù chồng không ra gì vợ cũng vẫn tuân theo, như kiểu “chồng chúa vợ tôi”, kiểu đó ngày nay không còn hợp thời nữa, mà:

    “Đạo phu thê như đũa nên đôi”
    [Nữ Trung Tùng Phận]

    Về Tùng phu, Nữ Trung Tùng Phận có câu:

    Đến lúc đã chung phòng hòa hợp,
    Phải tùng phu là phép xưa nay.

    Trong nhân gian cũng có câu:



    “Vai mang khăn gói sang sông,
    Mẹ kêu, thưa mẹ có chồng con theo"

    Người vợ thuận tùng chồng bao nhiêu thì càng chỉ huy chồng bấy nhiêu


    Người vợ nên biết rằng: Sự thuận tùng chồng, đó cũng là một cách chỉ huy chồng khéo léo. Theo Đức Lão Tử thì “nhu thắng cang”. Khi người vợ đã nhiệt tình vâng lời chồng, thì trong đó sẽ ẩn tàng một sự chỉ huy chồng khéo léo. Mới nghe thì có vẻ nghịch lý, nhưng trên thực tế về mặt tình cảm, nam giới rất dễ dãi, do đó khi người vợ đã có thiện chí thuận tùng, gây được sự tin yêu với chồng, thì nói gì chồng cũng nghe theo cả...
    Nên một tâm lý gia kiêm triết học Tây phương nói rằng:

    − Đàn bà hoàn toàn thấy rõ rằng họ càng vâng lời bao nhiêu, thì họ càng chỉ huy bấy nhiêu. (Jules Michelet)

    Đây là một phép xử thế mà ít người hiểu biết và thực hiện được, bí pháp này càng làm tăng cường thêm quyền năng và sứ mạng người phụ nữ mà họ không ngờ. Ngược lại theo khuynh hướng “bình quyền bình đẳng” hiện nay, nhiều người phản đối, cho rằng quy chế “tùng phu” làm hạ thấp giá trị của người phụ nữ. Đó không những là một nhận định sai lầm nghiêm trọng, mà còn làm đảo điên trật tự trong gia đình.

    Phong tục và tập quán trong xã hội, cũng như luật pháp của đời lẫn đạo thời nay là nam nữ bình quyền, nghĩa là hai vợ chồng có quyền hạn và nghĩa vụ ngang nhau, không bên nào khinh, không bên nào trọng.

    Người đàn ông chỉ được có một vợ, và người phụ nữ chỉ được có một chồng, và vợ chồng phải sống hòa hợp chung thủy với nhau.

    Phương ngôn ta cũng có câu:

    Vợ chồng là ruột là rà,
    Anh em có cửa có nhà anh em.
     
  6. huongdongconoi

    huongdongconoi Thương Thành viên BQT

    1.3. Phu tử tùng tử

    Chồng chết thì theo con.

    Tùng theo con, không có nghĩa là lệ thuộc vào con, hay để con chỉ huy; mà ý nói rằng, khi chồng chết thì người vợ nên ở vậy, thủ tiết thờ chồng, quên mình mà lo tạo dựng cho con.

    Thật ra, thời xưa cũng như thời nay, đây không phải là điều bắt buộc, mà chỉ là lời khuyên. Nếu người vợ còn trẻ tuổi, luân lý và luật pháp không cấm người vợ tái giá khi mãn tang chồng.

    Việc người quả phụ bước thêm bước nữa là việc bình thường, và chúng ta cũng thường thấy như thế. Nhưng nếu người phụ nữ ấy thủ tiết, ở vậy thờ chồng nuôi dạy con khôn lớn, thì đó mới là điều phi thường, đáng tôn trọng; Cái khó khăn mà người ta không làm được, mình làm được thì mới đáng quí, đáng bậc trung kiên, tiết liệt. Vì nó thể hiện lòng cứng cỏi bất khuất, chiến thắng dục vọng bình thường của người nữ.

    Không có chiến công vẻ vang nào bằng tự thắng được dục vọng của mình. Nên ngày xưa, người góa phụ nào giữ được như thế, vua ban thưởng, phong tặng cho tấm bảng vàng với bốn chữ:

    “Tiết hạnh khả phong”.

    Trong nhân gian, hay trong tôn giáo cũng luôn luôn mong muốn người phụ nữ sống cao thượng, cho nên khuyến khích người phụ nữ, khi chồng chết thì không nên tái giá; ở vậy thờ chồng nuôi con và xây dựng cho con. Tuy nhiên, đây chỉ là sự chỉ vẽ đường lối có tánh cách khuyến khích, chớ không bắt buộc. Người phụ nữ tùy ý lựa chọn con đường mình đi, muốn mình sống bình thường như bao nhiêu phụ nữ khác, hay muốn trở nên bực phi thường, thì người phụ nữ có toànquyền tự do lựa chọn và định đoạt cuộc đời mình. Ngày xưa có một câu chuyện hài hướt, nhưng cũng mang nội dung trên, đó là có một cô tên Nguyễn Thị Đào, chồng chết, làm đơn xin quan huyện tái giá, quan phê trong đơn rằng:

    Phê cho cô Nguyễn Thị Đào:

    Sông sâu ai nở cắm sào chờ ai?
    Chữ rằng: xuân bất tái lai.
    Lấy chồng thì lấy, lấy ai thì đừng !!!

    Ý hai câu cuối là khuyên cô Đào không nên tái giá.

    Trong cửa Đạo cũng khuyên góa phụ nên thủ tiết thờ chồng, sau đây là lời phê của Đức Phạm Hộ Pháp có liên quan đế vấn đề nầy:

    - Phúc trình số 306 đề ngày 4 tháng 4 năm Quí Tỵ, của Hoà viện và
    Thánh Vệ vâng lịnh Đức Hộ Pháp minh tra vụ Đặng Văn Nang xin cưới bà Đoàn Thị Ngàn làm vợ.

    LỜI PHÊ CỦA ĐỨC HỘ PHÁP

    Theo Chơn Pháp thì Hội Thánh chẳng đặng phép phê cho góa phụ tái giá vì buộc thủ tiết cùng chồng, song Thị Ngàn góa chồng khi còn nhỏ tuổi mà con lại đông, phần côi cút, chẳng đủ sức nuôi con, chỉ có một điều khó tính là con của nó đã được Phạm Môn nuôi dưỡng, thì nó cũng an phận hành đạo trong sở Dưỡng Lão.
    Sự giải quyết thân phận của nó cũng gọi là an ổn rồi, thì cũng không lý do gì cần yếu cho nó tái giá.


    Ấy là vì tình mà Nang và Ngàn muốn gá nghĩa cùng nhau, thì chúng làm gì tùy ý. Hội Thánh chỉ không bắt tội Thị Ngàn là nhiều lắm rồi.

    HỘ PHÁP
    (Ấn Ký)

    Theo bút phê của Đức Hộ Pháp thì vừa hợp lý, vừa cận nhân tình, tuy chơn pháp không cho phép tái giá, và đời sống cô Ngàn đã ổn định, nhưng về tình cảm vẫn để cho góa phụ tùy ý quyết định.

    Trong Nữ Trung Tùng Phận, Bà Đoàn Thị Điểm cũng viết về Tùng tử như sau:

    Thôi đành gởi tâm hồn giá tuyết,
    Theo nương con cho hết Tam Tùng.

    Một là tròn nghĩa thủy chung,
    Hai là chia dạ não nùng với con.
     
  7. huongdongconoi

    huongdongconoi Thương Thành viên BQT

    1.3. Phu tử tùng tử

    Chồng chết thì theo con.

    Tùng theo con, không có nghĩa là lệ thuộc vào con, hay để con chỉ huy; mà ý nói rằng, khi chồng chết thì người vợ nên ở vậy, thủ tiết thờ chồng, quên mình mà lo tạo dựng cho con.

    Thật ra, thời xưa cũng như thời nay, đây không phải là điều bắt buộc, mà chỉ là lời khuyên. Nếu người vợ còn trẻ tuổi, luân lý và luật pháp không cấm người vợ tái giá khi mãn tang chồng.

    Việc người quả phụ bước thêm bước nữa là việc bình thường, và chúng ta cũng thường thấy như thế. Nhưng nếu người phụ nữ ấy thủ tiết, ở vậy thờ chồng nuôi dạy con khôn lớn, thì đó mới là điều phi thường, đáng tôn trọng; Cái khó khăn mà người ta không làm được, mình làm được thì mới đáng quí, đáng bậc trung kiên, tiết liệt. Vì nó thể hiện lòng cứng cỏi bất khuất, chiến thắng dục vọng bình thường của người nữ.

    Không có chiến công vẻ vang nào bằng tự thắng được dục vọng của mình. Nên ngày xưa, người góa phụ nào giữ được như thế, vua ban thưởng, phong tặng cho tấm bảng vàng với bốn chữ:

    “Tiết hạnh khả phong”.

    Trong nhân gian, hay trong tôn giáo cũng luôn luôn mong muốn người phụ nữ sống cao thượng, cho nên khuyến khích người phụ nữ, khi chồng chết thì không nên tái giá; ở vậy thờ chồng nuôi con và xây dựng cho con. Tuy nhiên, đây chỉ là sự chỉ vẽ đường lối có tánh cách khuyến khích, chớ không bắt buộc. Người phụ nữ tùy ý lựa chọn con đường mình đi, muốn mình sống bình thường như bao nhiêu phụ nữ khác, hay muốn trở nên bực phi thường, thì người phụ nữ có toànquyền tự do lựa chọn và định đoạt cuộc đời mình. Ngày xưa có một câu chuyện hài hướt, nhưng cũng mang nội dung trên, đó là có một cô tên Nguyễn Thị Đào, chồng chết, làm đơn xin quan huyện tái giá, quan phê trong đơn rằng:

    Phê cho cô Nguyễn Thị Đào:

    Sông sâu ai nở cắm sào chờ ai?
    Chữ rằng: xuân bất tái lai.
    Lấy chồng thì lấy, lấy ai thì đừng !!!

    Ý hai câu cuối là khuyên cô Đào không nên tái giá.

    Trong cửa Đạo cũng khuyên góa phụ nên thủ tiết thờ chồng, sau đây là lời phê của Đức Phạm Hộ Pháp có liên quan đế vấn đề nầy:

    - Phúc trình số 306 đề ngày 4 tháng 4 năm Quí Tỵ, của Hoà viện và
    Thánh Vệ vâng lịnh Đức Hộ Pháp minh tra vụ Đặng Văn Nang xin cưới bà Đoàn Thị Ngàn làm vợ.

    LỜI PHÊ CỦA ĐỨC HỘ PHÁP

    Theo Chơn Pháp thì Hội Thánh chẳng đặng phép phê cho góa phụ tái giá vì buộc thủ tiết cùng chồng, song Thị Ngàn góa chồng khi còn nhỏ tuổi mà con lại đông, phần côi cút, chẳng đủ sức nuôi con, chỉ có một điều khó tính là con của nó đã được Phạm Môn nuôi dưỡng, thì nó cũng an phận hành đạo trong sở Dưỡng Lão.
    Sự giải quyết thân phận của nó cũng gọi là an ổn rồi, thì cũng không lý do gì cần yếu cho nó tái giá.


    Ấy là vì tình mà Nang và Ngàn muốn gá nghĩa cùng nhau, thì chúng làm gì tùy ý. Hội Thánh chỉ không bắt tội Thị Ngàn là nhiều lắm rồi.

    HỘ PHÁP
    (Ấn Ký)

    Theo bút phê của Đức Hộ Pháp thì vừa hợp lý, vừa cận nhân tình, tuy chơn pháp không cho phép tái giá, và đời sống cô Ngàn đã ổn định, nhưng về tình cảm vẫn để cho góa phụ tùy ý quyết định.

    Trong Nữ Trung Tùng Phận, Bà Đoàn Thị Điểm cũng viết về Tùng tử như sau:

    Thôi đành gởi tâm hồn giá tuyết,
    Theo nương con cho hết Tam Tùng.

    Một là tròn nghĩa thủy chung,
    Hai là chia dạ não nùng với con.
     
  8. huongdongconoi

    huongdongconoi Thương Thành viên BQT

    2. Tứ Đức

    Tứ Đức là 4 đức tốt của người phụ nữ gồm: Công, Dung, Ngôn, Hạnh.

    2.1. Công

    Ngày xưa Nữ công là lo về gia chánh: biết coi trong ngó ngoài, chăm sóc gia đình, nhà cửa cho sạch sẽ, trật tự, vén khéo; biết nấu nướng các món ăn, biết đường kim mối chỉ, thêu thùa may vá; để cho chồng con được ăn ngon, mặc ấm, ngoài ra còn biết lo cho chồng, nuôi con khỏe, dạy con ngoan.

    Nữ Công đối với người phụ nữ ngày xưa thì chỉ ứng dụng trong gia đình, còn theo quan điểm hiện đại, thì Nữ công còn nặng nề hơn xưa, đó là:

    “Đảm đang việc gia đình, giỏi dang việc xã hội”.

    Nghĩa là vừa làm tốt công việc gia đình, vừa lo chu toàn công tác ngoài xã hội, tức là phải quán xuyến cả việc nhà lẫn việc nước.

    Trong Nữ Trung Tùng Phận, Bà Đoàn Thị Điểm dạy về Công như sau:

    Gặp cơn rảnh nhà lan vắng khách,
    Công chỉ kim, đèn sách học hay.
    Trăm nghề dầu chẳng đủ tài,
    Dệt văn Tô Huệ, gỡ đày chinh phu .

    Trong phần Công, bà Đoàn Thị Điểm còn dạy phụ nữ nên dành thì giờ lo học tập, trau giồi văn hóa nâng cao kiến thức, để giúp chồng làm vẻ vang nòi giống:

    Dụng văn hóa trau tria nữ phách,
    Lấy kinh luân thúc thách quần hồng.
    Gươm thư giúp sức gươm hùng
    Điểm tô nghiệp cả con Rồng cháu Tiên.
    [Nữ trung tùng phận]

    Cụ thể Nữ công của người phụ nữ hiện đại là biết sắp xếp công việc gia đình và xã hội sao cho hợp lý, Ngoài ra còn phải có nghề nghiệp ổn định và làm tốt nghề của mình. Vì làm tốt nghề nghiệp của mình, ngoài sự giúp chồng con, còn giúp người phụ nữ tự tin, khẳng định được khả năng của mình, góp phần vào kinh tế cho gia đình và đóng góp tài năng, trí tuệ xây dựng xã hội.

    Ngày nay, tuy có nhiều phụ nữ đã thành công trong cuộc sống, như đảm đang việc nhà, giỏi giang việc nước, sánh vai cùng nam giới trong công cuộc xây dựng xã hội. Nhưng cũng không ít những chị em chểnh mảng coi nhẹ về nữ công, nên chữ Công đang có nguy cơ bị phai mờ, đó là một điều sai lầm nghiêm trọng.

    Vì trước hết, do đời sống khá giả, một số chị em không biết đến cái cơ bản nhất là giặt đồ, vì “nhà đã có sẵn máy giặt”, cho đến nấu ăn cũng là cực hình đối với họ. Thậm chí nhiều chị em hiện nay cũng không màng đến công việc nhà, chỉ giao cho người giúp việc, mà chỉ lo chăm lo nhan sắc để tìm một người chồng giàu có. Hơn nữa, dù đã có gia đình, một số chị em cũng không giỏi Nữ công, như không biết hát ru con, không biết kể truyện cổ tích cho con nghe, không biết nấu những món ăn dân tộc cho chồng con thưởng thức. Vì hát ru đã có băng đĩa, ăn uống đã có đồ hộp, những món ăn liền bán sẵn.

    Chúng ta nên khẳng định rằng người phụ nữ nếu không biết nữ công gia chánh, thì không thể là một người gìn giữ hạnh phúc cho gia đình được bền lâu.
     
  9. huongdongconoi

    huongdongconoi Thương Thành viên BQT

    2.2. Dung

    Napoléon gọi “Phụ nữ là những bông hoa có linh hồn”. Vì thế, chữ Dung đối với phụ nữ rất quan trọng. Dung là tác phong, vẻ mặt và dáng dấp bên ngoài. Người phụ nữ cần chăm sóc dung nhan cho tươi tắn, tướng đi đứng dịu dàng, cử chỉ từ tốn đoan trang, thân thể sạch sẽ, quần áo tươm tất gọn gàng. Nhiều phụ nữ ngày nay, cao ráo nhờ guốc dép, trắng trẻo nhờ kem dưỡng da, hồng hào nhờ mỹ phẩm, lộng lẫy nhờ thời trang. Những thứ đó cứ có tiền là mua được, song vẻ đẹp trong tâm hồn thì không tiền nào mua nổi.

    Một số phụ nữ lại rất chăm chú đầu tư về hình thức, nhưng họ không biết rằng, đàn ông thích mộc mạc: “Đơn giản là đẹp” (C’est beau et simple), hoặc là “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Nếu một phụ nữ chỉ là người ăn mặc đúng mốt, đúng thời trang, nhưng không có tâm hồn cao thượng, không có trí tuệ minh mẫn thì thật sự không có vẻ đẹp; Cái đẹp hoàn hảo là cái đẹp cả hình thức bên ngoài lẫn bên trong tâm hồn. Cái đẹp là biết thông cảm với mọi người, sống kính trên nhường dưới, biết tôn trọng người khác, biết quảng đại trao ban.

    Trong Nữ Trung Tùng Phận, Bà Đoàn Thị Điểm dạy về Dung như sau:

    Phàm phận gái đứng hàng khuê cát.
    Phải trau tria tướng hạc hình mai.
    Chín tầng cửa đóng then gài,
    Ra ngoài nghiêm nghị, trong bày đoan trang.​

    Dung của người phụ nữ thời nay, không còn là nét đẹp “yểu điệu, liễu yếu đào tơ” mà ngày nay, vẻ đẹp phụ nữ rất đa dạng. Có vẻ đẹp kiêu sa, quý phái, năng động, cũng có cả vẻ đẹp “bốc lửa”; nhưng cái đẹp được ưa chuộng nhất là vẻ đẹp khoẻ khoắn, vì khỏe để làm việc tốt, để giữ gìn hạnh phúc gia đình và để sinh ra những đứa con thông minh, khỏe mạnh.

    Đồng thời, Dung còn là nét đẹp nữ tính: gọn gàng, tinh tế trong cách ăn mặc và trang điểm, là vẻ mặt linh hoạt, luôn tươi cười; là phong thái cởi mở, hòa nhã, là cử chỉ thân mật, chân thành. Nhất là luôn biết nhu hòa, khiêm tốn với mọi người.


    Đức Khổng Tử khuyên:

    “Xuất môn như kiến đại tân,
    Sử nhân như thừa đại tế”.
    (Luận ngữ/ Nhan Uyên XII/ II)

    Nghĩa là ra khỏi nhà phải ăn mặc chỉnh tề như tiếp một vị khách quý. Sai bảo người khác làm việc, thì nghiêm chỉnh cẩn trọng như sắp làm chủ một cuộc tế lễ lớn. Ngày nay nhiều chị em ăn mặc quá cẩu thả, ngay khi ra đường cũng mặc hở hang, áo treo hai dây, mặc quần cụt đến bẹn !!! Ngày xưa Hitler, tuy là nhà độc tài khét tiếng, nhưng luôn ăn mặc tươm tất ngay trong nhà, kể cả khi xuất hiện trước người giúp việc.

    Vì thế, Dung là vẻ đẹp của sự hài hòa giữa hình thức và tâm hồn. Sắc đẹp là diễm phúc của người phụ nữ, nhưng bản thân sắc đẹp không phải là đức tính, mà cái cái đẹp của nết na mới đáng quý, vì:

    “Cái nết đánh chết cái đẹp”.

    Từ đó ta có thể nhận định rằng:

    “Không có phụ nữ nào xấu, mà chỉ có những ngừoi phụ nữ không biết làm cho mình đẹp mà thôi”.

    Cái sai lầm của một số phụ nữ Việt Nam ngày nay là dành ưu tiên cho việc đầu tư ngoại hình, để không thua em kém chị. Nhưng cái đáng buồn là nét đẹp bên trong lại tỉ lệ nghịch với cái đẹp bên ngoài. Vì cái đẹp bề ngoài dễ trau chuốt hơn, nên phụ nữ thời nay thích cái dễ, vì họ đang sống trong thời đại “mì ăn liền”.
     
  10. huongdongconoi

    huongdongconoi Thương Thành viên BQT

    2.3. Ngôn

    Ngôn là lời nói phải thành thật, ngay thẳng, dịu dàng, xác đáng, gây được tình cảm tốt đẹp trong mọi người; tránh lời thị phi, nói hành, đâm thọc, xảo trá lợi mình hại người.

    Trong Nữ Trung Tùng Phận, Bà Đoàn dạy về Ngôn:

    Đối với khách đồng bàn đồng tuổi,
    Nhớ cho hay lời nói giọng cười.
    Ngôn từ ngọt dịu thanh tươi,

    Tiếng tiêu khải phụng, phục người, mới ngoan.

    Người xưa có câu:

    “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
    Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”.

    Lời nói có duyên bao giờ cũng gây được thiện cảm với người nghe.

    Ngôn trong Tứ Đức là lời nói dịu dàng, có duyên. Không thể phủ nhận sức thuyết phục của người phụ nữ mỗi khi lên tiếng khuyên chồng, dạy con ở nhà, dàn xếp công việc, thương lượng trong kinh doanh, Ngôn là lời nói có duyên, sẽ gây được thiện cảm với người nghe, người phụ nữ có lời nói dịu dàng, giọng nói nhẹ nhàng thì hiệu quả càng lớn khi dạy bảo con cái, khi khuyên nhủ người chồng và cả khi dàn xếp công việc ngoài xã hội, thương lượng trong kinh doanh.

    Thậm chí hiện nay cũng có nhiều phụ nữ đảm trách việc ngoại giao, tiếp xúc với ngoại bang, họ chỉ dùng ba tất lưỡi ngọt ngào, đã đem lại thành công cho quốc gia đại sự.

    Ngày nay, người phụ nữ không chỉ cần nói năng lịch thiệp, mà còn rất cần sự thẳng thắn, chống lại sự bất công trong gia đình và ngoài xã hội. Nên lời nói của người phụ nữ càng dịu dàng, tế nhị, thì sức thuyết phục và sự thành công càng cao.

    Bất kỳ nam hay nữ ra đời nên lưu ý cách nói chơi giữa đám đông, vô tình làm xúc phạm đến người khác.

    Kinh Sám hối khuyên rằng:

    “Đừng chỗ đông buông tánh quá vui,
    Cợt người ra bộ dễ duôi,
    Sinh điều xích mích đâu nguôi dạ hờn”

    Cách nói chơi cũng là một nghệ thuật, đừng bao giờ đem những khuyết điểm của người khác ra diễu cợt, mà nên tìm những ưu điểm để biểu dương, thì họ rất hài lòng hơn là đem cái xấu của người ta ra bêu riếu, đó là một cách xúc phạm khó tha thứ. Nhất là đừng bao giờ luận bàn đến chính trị và tôn giáo, là hai vấn đề rất nhạy cảm, thường xảy ra sự bất đồng chính kiến, dễ gây bất hòa với nhau.

    Khi ra đời, mọi lời nói năng nhỏ nhẹ, đều hiệu quả hơn cách nói oang oang, như lệnh vỡ, hoặc phát ngôn bừa bãi, chứng tỏ mình là người thiếu hiểu biết.
     
  11. huongdongconoi

    huongdongconoi Thương Thành viên BQT

    2.4. Hạnh

    Hạnh là tánh nết hiền lành, hòa nhã, hiếu thảo, kính trên nhường dưới, khoan dung và đoan chính. Giá trị sự hiền hòa của người phụ nữ được Napoléon nhận định rằng:

    “Đàn bà đẹp làm vui mắt, đàn bà hiền làm vui lòng. Người trước là một thứ nữ trang, còn người sau là một kho tàng”.

    Trong Nữ Trung Tùng Phận, Bà Đoàn dạy về Hạnh như sau:

    Sửa từ nết, ngày thâu tập tánh,
    Trăm hạnh hay bởi tránh điều thô.
    Xấu xa rách rưới lõa lồ,
    Đoan trang tánh đức cũng cho gái lành.

    Hạnh của người phụ nữ ngày nay, tuy không lệ thuộc chồng con, nhưng đức hạnh muôn đời vẫn là yêu chồng, thương con, giàu lòng hy sinh, chung thủy trong hôn nhân,không đua đòi trong cuộc sống. có tinh thần trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng.

    Đồng thời, người phụ nữ cần có lòng vị tha, độ lượng với mọi người; có ước mơ, hoài bão trong nghề nghiệp và biết nỗ lực biến ước mơ thành hiện thực. Cần có lòng nhân, chia ngọt sẻ bùi với nỗi bất hạnh của tha nhân.

    Biết nhường nhịn chồng và gia nương(1), giữ gìn hòa khí trong gia đình, để gia đình yên vui.

    “Chia chồng vì dạ sắt son (2)
    Nhịn chồng bởi chút sắp con cái nhà”
    [Nữ Trung Tùng Phận]

    _________

    1. Gia đinh nhà chông.
    2. Chia sớt tình thương của chồng cho hầu thiếp.


    Người phụ nữ như vậy, sẽ xây dựng gia đình thành một tổ ấm cho nhiều thế hệ, là nơi nương náu cho trẻ thơ, là trạm dừng chân nghỉ ngơi cho trai tráng, là thành lũy cuối cùng của tuổi già.

    Đức hạnh của người phụ nữ ngày nay đang bị xói mòn !!!. Vì một số bạn gái tưởng lầm rằng phải biết uống rượu, đánh nhau, đi hoang qua đêm, bỏ học, chửi thề và yêu nhiều, mới là "người phụ nữ lý tưởng".

    Theo nhiều nhà tâm lý học đã nhận định rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm đức hạnh của các bạn gái là cha mẹ chưa quan tâm con cái đúng mức. Các bạn gái đâu có biết rằng, khi lập gia đình thì mọi buồn vui, hạnh phúc, đau khổ, thành công hay thất bại đều do cái đức hạnh của người phụ nữ quyết định cả.

    Về trinh tiết, trong đạo vợ chồng vấn đề tình dục là điều không thể thiếu, nhưng người phụ nữ phải biết giữ gìn trinh tiết cho đến khi về nhà chồng. Lớp trẻ ngày nay quan niệm rất hời hợt về chuyện giữ gìn trinh tiết, cho yêu là hiến dâng, là quan hệ xác thịt, thậm chí khi chưa yêu, chỉ mới quen nhau cũng vẫn quan hệ tình dục.

    Ngày nay, có nhiều bạn gái thích sống thử trước hôn nhân. Một số bạn rất ngây thơ trong chuyện này: Ai sẽ là người chịu thiệt thòi? Nạn nhân chính là người con gái. Con trai vốn ích kỷ, họ chỉ muốn được thỏa mãn nhu cầu xác thịt, nhưng khi cưới vợ, họ lại muốn người con gái ấy hoàn toàn trinh nguyên.


    Đến một ngày nào đó, bạn sẽ gặp một người mà bạn thật sự yêu thương, liệu bạn có đủ dũng cảm để đối mặt với người ấy và liệu họ có chấp nhận khi bạn không còn trong trắng? Hay họ luôn nghi ngờ sự nhẹ dạ của bạn:

    "Rủi để khách tóm thâu tiết hạnh,
    Tránh không qua nhẹ tánh nghi ngờ."
    [Nữ Trung Tùng Phận]

    Vì thế, người con gái phải tự bảo vệ cái quý giá nhất của đời mình. Sống thử, nếu dính bầu thì đi phá thôi sao? Đừng vì một giây phút nông nổi, mà bạn phải ân hận khi mất cái thiên chức làm mẹ.

    Về trinh tiết của người phụ nữ, trong Nữ Trung Tùng Phận bà Đoàn Thị Điểm khuyên như sau:

    Gái mẹ dạy ân cần cho lắm,
    Đừng để mình lụy đến sông Tương.
    Bông dầu đẹp, khá gìn hương,
    Quí chi liễu ngõ hoa tường trao duyên.


    Đóng chặt cửa giữ nguyên trinh tiết,
    Trọng thân danh bền nét đào yêu.

    Các bạn gái Việt Nam trong thời đại ngày nay, đúng là có rất nhiều cám dỗ và cạm bẫy, nhưng các bạn hãy tự bảo vệ chính mình, đừng tự hủy hoại bản thân và cuộc sống sau này. Tiêu chuẩn tối cao của cái đẹp muôn thuở vẫn là sự hài hòa giữa sắc đẹp thân thể và nhân cách.
     
  12. huongdongconoi

    huongdongconoi Thương Thành viên BQT

    TIỂU KẾT

    Tóm lại: Nguyên nhân khiến phụ nữ ngày nay không coi trọng Tứ Đức, Vì với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, kinh tế và đời sống hưởng thụ đã làm cho Công, Dung, Ngôn, Hạnh đang bị xói mòn. Một số chị em không còn coi trọng “Tứ Đức” của ông cha dạy bảo nữa.

    Chúng ta có thể khẳng định, Tam tùng, Tứ đức của người phụ nữ không thời nào có thể xem nhẹ được. Trong các gia đình ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Tam tùng, Tứ đức của người phụ nữ đang ngày càng được đề cao, mặc dù hai quốc gia này có nền kinh tế rất phát triển. Việt Nam ta gần đây, do mãi bận rộn với đời sống kinh tế, mà các gia đình xem nhẹ việc giáo dục Tứ đức cho con gái. Vì thế, xu hướng nam tính trong phụ nữ nước ta gần đây đã tăng lên. Nhiều bạn gái, sống như con trai, và nếu như thế thì họ không còn là phụ nữ nữa. Đó là một điều rất thiệt thòi cho nữ giới

    Tam tùng Tứ đức mãi mãi là "khuôn vàng thước ngọc" của người phụ nữ ở mọi thời đại, nhưng phải linh động, tức là phải có sự thay đổi để phù hợp với sự đổi mới, nghĩa là phải hợp lý và cận nhân tình.

    Một người đàn ông có được một người vợ đủ Tứ đức, là một niềm hạnh phúc lớn lao đối với họ. Họ và con cái sẽ có một gia đình hòa thuận, yên vui, được ăn ngon, mặc ấm. Đặc biệt là việc giáo dục con cái, nếu người mẹ không đủ Tứ đức, không giỏi nữ công gia chánh, thì con cái sẽ rất thiệt thòi, nhất là con gái.
     
  13. huongdongconoi

    huongdongconoi Thương Thành viên BQT

    3. SỰ THĂNG HOA VỀ
    TAM TÙNG, TỨ ĐỨC
    CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ CAO ĐÀI

    Người phụ nữ Cao Đài, đã dãi dầu với cuộc sống, họ đã nếm nhiều đau khổ; khi trẻ thì lụy vì ái ân, thề non hẹn biển, khi có gia đình thì khổ vì chồng con, sinh đẻ, ghen tương, tranh danh đoạt lợi. Ngoài xã hội thì khổ vì mạnh hiếp yếu, dữ lấn hiền, hại nhau chẳng kể gì nhân nghĩa !!! Chung cuộc, đời họ được mấy ngày vui, chỉ toàn là sầu thảm, y như một giấc mộng:

    Ngắm cuộc thế chẳng bằng một giấc
    Kiếp phù sinh đặng thất là bao
    Nhẫng là đeo thảm chác sầu,
    Tóc xanh cho tới bạc đầu cũng in.
    [Nữ Trung Tùng Phận]

    Nên đã tỉnh ngộ, quyết tâm lìa bỏ:

    "Đoạn tình ái đem quăng bể khổ,
    Dứt hồng duyên, tính bỏ non thề.
    Nầy bờ tục, nọ bến mê,
    Từ đây ta quyết không về thấy ngươi.
    Vì thấy đó, cả cười lộn khóc,
    Sách của ngươi không học mà say.
    Cửa ngươi, cửa đọa cửa đày,
    Ghét ngươi ta dứt từ ngày bữa ni.
    Lần chuổi hạt từ bi cứu khổ,
    Lấy gió thanh trăng tỏ làm nhà..."
    [Nữ Trung Tùng Phận]

    Nên họ nương mình vào cửa đạo,:

    "Trương thẳng cánh con thuyền. Bát nhã,
    Cỡi đau thương, giải quả trừ khiên."
    [Nữ Trung Tùng Phận]

    Để quên đau thương, họ công phu, tụng niệm, tìm niềm vui và tìm phương giải khổ cho mình:

    Những thảng mảng tháng thâu năm lụn,
    Sớm công phu, tối tụng vãng sanh.
    Đã quen cửa Phạm lánh mình,
    Nên phương nhờ bởi đoạn tình ái yêu.
    [Nữ Trung Tùng Phận]

    Đó là những nguyên nhân khiến họ tỉnh ngộ, để lần bước từ Nhơn đạo qua Thiên đạo.

    Người phụ nữ Cao Đài, muốn bước vào phần Thiên đạo thì phải thực hiện xong Tam tùng Tứ đức của Nhơn đạo, rồi còn phải trau luyện để nó thăng hoa thành Tam Tùng Tứ Đức của Thiên đạo, trở nên một trong Thánh thể Chí Tôn, để tế độ chúng sanh, mới mong thoát khỏi oan khiên, trở về ngôi vị cũ.

    Ngay bà Đoàn Thị Điểm dù nguyên căn là một nữ tiên, nhưng trong kiếp sanh thiếu công phổ độ, nên khi qua đời vẫn ngồi ở thanh tịnh đại hải, Chờ 178 năm sau khi khai Đạo, Đức Chí Tôn ân xá cho bà về cơ viết tám bài Kinh Thế Đạo và quyển Nữ Trung Tùng Phận để tế độ nữ phái, Bà mới được trở về Diêu Trì cung (Theo thuyết đạo của Đức Hộ Pháp 26-10 Tân mão - 1951).

    Vì có công phổ độ mới giải được tiền khiên oan trái, nên Đức Chí Tôn dạy rằng:

    “Có công phổ độ giải tiền khiên”

    Dù cho một vị Đại La Thiên Tiên xuống trần mà không tu, tức là không có công phổ độ, thì cũng không thoát khỏi được cửa luân hồi.
     
  14. huongdongconoi

    huongdongconoi Thương Thành viên BQT

    Phần Tam tùng, Tứ đức của Thiên đạo được Đức Cao Thượng Phẩm giáng cơ dạy như sau:

    "Tam Tùng,Tứ Đức là về phần Nữ phái”.

    Tam Tùng

    - Tùng phụ: Như người con gái phải giữ trọn tiết trinh, cũng như kẻ tín đồ phải giữ tròn danh Đạo.
    - Tùng phu: Như bóng với hình, tức nhiên phải ví mình như một trong Thánh thể, tùng Hội Thánh.
    - Tùng tử: Là phải vì đám hậu sanh mà quên mình, đặng tạo nên sự nghiệp tương lai cho chúng, tức nhiên là bổn phận của Chức sắc vậy.

    Tứ đức

    Công, Dung, Ngôn, Hạnh, tức là: Việc làm cho cho nhơn sanh thoát khổ, lời nói để đưa đường giáo hóa, hành vi cử chỉ để treo gương mặt thế, tức là phải biết nâng cao giá trị của Thánh thể Đức Chí Tôn, nết na đầm thấm, giữ trọn thương yêu, tức nhiên là làm nền móng cho Đại đồng Thế giới." [Thánh ngôn sưu tập]


    Người nữ tín đồ Cao Đài thực hành trọn vẹn phần Nhơn đạo để bước vào Thiên đạo, thì mới được giải thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử.
    Nữ Trung Tùng Phận có câu:

    Vẹn nhơn đạo, đi lần nẻo chánh,
    Đến vô ưu đặng lánh nhơn luân.
    Thuyền con mệch mệch như rừng,
    Đòn đường thánh đức, hỏi chừng
    Như Lai.​

    Sứ mệnh của người phụ nữ Cao Đài về Tam tùng, Tứ đức của Thiên đạo đại để như sau:

    Tam tùng của Thiên đạo

    - Tùng phụ: Theo Cha.

    Cha đây là Đấng Cha Trời, là Đại Từ Phụ. Phải tuân theo lời dạy của Ngài, tu hành tinh tấn, làm lành lánh dữ, diệt lục dục, lánh phàm tâm, thì linh hồn mới trỗi bước lên phẩm vị cao sang, thoát đọa luân hồi.

    Nữ Trung Tùng Phận có câu:

    Bế ngũ quan, không kiêng tục tánh,
    Diệt lục trần, xa lánh phàm tâm.
    Mệnh thiên giữ vững tay cầm,
    Đoạt phương tự diệt giải phần hữu sanh.
    - Tùng phu: Theo chồng

    Chồng thuộc Dương, vợ thuộc Âm, vợ chồng hòa hợp (cơ ngẫu) thì cũng như sự tu luyện làm cho Âm Dương trong cơ thể tương hiệp nhau, tức là đạt được Ngũ khí triều nguơn, Tinh Khí Thần hiệp nhứt, thì đắc đạo tại thế,

    Trong Nữ Trung Tùng Phận có câu:

    Ngũ Khí thanh diệt trừ quả kiếp,
    Linh quang đầy đặng tiếp hồng ân.
    Xác tại thế đã nên Thần,

    Ba mươi sáu cõi, đặng gần Linh Thiên

    Khi đắc đạo trở nên một trong Thánh thể, tùng quyền Hội Thánh tế độ nhơn sanh.

    - Tùng tử: Theo con

    Sau khi đắc đạo rồi, còn phải trở lại dìu dắt những đứa con đang dại khờ chìm đắm trong vòng vật dục, để chúng sớm giác ngộ mà quay trở lại con đường Đạo.

    Nữ Trung Tùng Phận có câu:

    Lấy tâm chánh làm cân đong thế,
    Cậy lòng lành làm kế dìu đời.
    Chông gai vạch bước thảnh thơi,

    Lấy phương cứu khổ độ người trầm luân.
     
  15. huongdongconoi

    huongdongconoi Thương Thành viên BQT

    Tứ đức của Thiên Đạo

    - Công

    Từ chỗ chăm lo đời sống đạo đức cho gia đình như khuyên chồng, dạy con, họ còn lo cho chúng sanh, truyền bá kinh sách giáo hóa người đời, phụng sự nhơn sanh, để tạo công đức cho mình.

    Nữ Trung Tùng Phận có câu:

    Chừ mới rõ nguồn cơn kiếp sống,
    Tấc thây phàm rất mỏng số căn.
    Ham phương cứu thế độ nhân,
    Giải mê khách tục, cõi trần lánh xa.​

    - Dung

    Người phụ nữ Cao Đài cần trau dồi vẻ đẹp thể chất lẫn tâm hồn cho hài hòa, rồi biểu hiện ra bằng tình thương bao la, cứu giúp chúng sanh thoát khổ.

    Nữ Trung Tùng Phận có câu:

    Lấy bác ái làm hòa vạn vật,
    Đem thiện duyên xây nấc thang hồng.
    Đoạn căn, đóng chặt Âm cung,
    Tòa sen chín phẩm để cùng Phật Tâm.


    - Ngôn

    Từ chỗ nói năng đoan chính đem lại hòa ái cho mọi người, tiến lên nói điều đạo đức, thuyết minh giáo lý, khai mở tâm tánh, thức tỉnh nhơn sanh biết tu hành, tùng lương cải ác.

    Bà Đoàn Thị Điểm dạy như sau:

    Gót nhân ái đến nhà kẻ bịnh,
    Giọng từ bi thức tỉnh hung tâm.
    Giữa cơn náo loạn trỗi cầm,
    Lấy hơi hòa nhã dẹp lần bỉ thô.

    (Nữ Trung Tùng Phận)

    - Hạnh

    Từ đức tánh hiền hòa nhân hậu, lập hạnh từ bi, tiến lên đến mức bác ái, vị tha, để thay Trời độ thế, dìu đời vào đường đạo đức, cứu vớt chúng sanh đồng thoát khổ.

    Nên Nữ Trung Tùng Phận dạy rằng:

    Trăm tuổi sống chẳng lầm tuổi sống.
    Một kiếp sanh chưa trọn kiếp sanh.
    Thay thân Tạo Hóa là mình,
    Nâng niu sanh chúng mới đành chữ nhơn.​

    Tóm lại: Tam tùng Tứ đức của người phụ nữ đạo Cao Đài trong Thiên đạo, chỉ là sự thăng hoa đến mức cao tột độ, của Tứ Đức và Tam Tùng Nhơn đạo.
     
  16. huongdongconoi

    huongdongconoi Thương Thành viên BQT

    TIỂU KẾT

    Theo quan điểm của Cao Đài giáo thì quyền năng và sứ mạng của người phụ nữ rất là hệ trọng đối với sự sinh tồn của nhân loại.

    Với người phụ nữ, sứ mạng cao cả của họ là để tạo nên những thể xác cho những linh hồn sẽ đầu thai xuống trần. Vậy phụ nữ không nên coi sứ mạng nầy là một việc phiền não, không nên bàn tới. Trái lại đó là sự vinh diệu nhứt của một kiếp làm đàn bà, một cơ hội lớn lao mà chỉ đàn bà mới có, còn đàn ông thì không làm được, sự huy hoàng của người làm mẹ thì không phải là của họ.

    Chính nữ giới mới làm công việc to tác nầy, để giúp đỡ thế gian trong việc duy trì nòi giống, và họ làm công việc nầy với một sự hy sinh, đau đớn, mà một số nam giới có thể không biết hết được một cách trọn vẹn về sự hy sinh, huyền bí của họ.

    Để thực hiện đươc sứ mạng cao cả nêu trên, người phụ nữ cần tu tâm dưỡng tánh cho thuần phát thiên lương, tạo một phẩm chất trong sáng, để đón nhận được những chơn linh cao trọng từ cõi trên đầu thai đến với mình.

    Vì thế gian có câu:

    “Mẹ hiền thì sinh con hiền,
    Mấy đời mẹ cú con tiên bao giờ”.

    Như vậy chắc chắn họ sẽ sanh được những đứa con thông minh, hiền ngoan và dễ dạy, lớn lên sẽ làm rạng danh cha mẹ và hữu ích cho đời.

    Phần Tam tùng Tứ đức của Nhơn đạo và Thiên đạo vẫn mãi hòa quyện, kết hợp với nhau và trở thành chuẩn mực nhân cách của người phụ nữ trong thời hiện đại nói chung, phụ nữ Cao Đài nói riêng.

    Nó không chỉ là nền tảng giá trị của người phụ nữ về mặt Thế đạo, mà còn giúp cho nữ lưu bước vào lãnh vực Thiên đạo, để công phu, trau tâm luyện tánh hầu biến oan khiên trở thành hồng ân, dứt sạch nợ trần, trở nên Tiên Thánh.


    Nên Nữ Trung Tùng Phận đã đề cập như sau:

    Ngồi mà lóng tiếng đờn vô cực,
    Phước siêu thăng đặng thất nơi ta.
    Biết coi thế giới như nhà,
    Sống nên Chí Thánh, thác là Thần Tiên.

    Câu tư dục biến ra bác ái,
    Nghiệp oan khiên đổi lại hồng ân.
    Khi kinh Thánh, lúc kệ Thần,
    Đoạn trường diệt dứt nợ nần nữ lưu.​

    Người phụ nữ Cao Đài, khi xử tròn Nhơn đạo thì tiến lên Thiên đạọ, là đặt mình trong Thánh thể Chí Tôn để độ đời, cứu thế, dùng từ bi để thức tỉnh hung tâm, dạy dỗ chúng sanh tùng lương cải ác.

    “Để chuông mõ dựa kề son phấn,
    Chất nhơn tình chồng cận kệ kinh.
    Tâm ẩn ái giúp Chí Linh,

    Biển mê chèo chiếc thuyền tình độ nhân."
    Người phụ nữ Cao Đài đã đắc đạo, khi sống thì hiệp với Đấng Hóa Công cầm quyền chuyển thế, khi chết thì trở về ngôi xưa vị cũ, thoát đọa luân hồi, tiêu dao nơi cõi Thiêng liêng hằng sống.

    Trong Nữ Trung Tùng Phận đã đề cập như sau:

    Hiệp Tạo Hóa cầm quyền chuyển thế
    , Dạy vạn linh dụng thế từ bi.
    Sanh ấy ký, tử là qui,
    Diệu huyền cơ Tạo chẳng gì gọi hơn.
     
  17. huongdongconoi

    huongdongconoi Thương Thành viên BQT

    Tóm lược những nét chính yếu của Tam tùng Tứ đức Nhơn đạo lẫn Thiên đạo như sau.
    1. Tam tùng Tứ đức của Nhơn đạo

    - Tam tùng

    * Tại gia tùng phụ, từ bé đến khi có gia đình ở nhà nghe theo lời cha mẹ.

    * Xuất giá tùng phu, có chồng theo chồng.

    * Phu tử tùng tử, chồng chết ở với con, thờ chồng, tiếp tục xây dựng gia đình, nuôi dạy con.

    - Tứ đức


    * Công là: Biết sắp xếp công việc gia đình và xã hội hợp lý, có nghề nghiệp ổn định và làm tốt nghề của mình. Ngoài việc giúp chồng con, còn góp phần vào kinh tế cho gia đình và đóng góp tài năng, trí tuệ xây dựng xã hội.

    * Dung là: Phong thái nghiêm trang, chân thành, thân mật, nhất là luôn nhu hòa, khiêm tốn với mọi người, luôn vui tươi và linh hoạt. Thanh tao, gọn gàng trong cách ăn mặc và trang điểm.

    Cái dung nhan hoàn hảo của phụ nữ là cái đẹp cả hình thức bên ngoài lẫn bên trong tâm hồn. Cái đẹp bên trong là biết thông cảm với mọi người, sống kính trên nhường dưới, biết tôn trọng người khác, biết quảng đại trao ban.

    * Ngôn là: Trong Tứ Đức lời nói thành thật, ngay thẳng, dịu dàng, chính xác, tránh nói hành, thị phi, xảo trá lợi mình hại người. Lời nói có sức thuyết phục, gây được tình cảm tốt đẹp cảm hóa được mọi người; người phụ nữ có lời nói dịu dàng, giọng nói nhẹ nhàng thì hiệu quả càng lớn, rất có lợi mỗi khi lên tiếng khuyên chồng, dạy con, dàn xếp công việc, thương lượng trong kinh doanh.

    * Hạnh là: Tánh nết hiền lành, hòa nhã, hiếu thảo, kính trên nhường dưới, khoan dung và đoan chính.

    Hạnh của người phụ nữ muôn đời vẫn là yêu chồng, thương con, giàu lòng hy sinh, chung thủy trong hôn nhân. Đồng thời, cần có lòng vị tha, độ lượng, biết nhường nhịn chồng và gia nương để gia đình êm ấm; có ước mơ, hoài bão trong nghề nghiệp và biết nỗ lực biến ước mơ thành hiện thực. Cần có lòng nhân, chia ngọt sẻ bùi với nỗi bất hạnh của tha nhân.

    Về trinh tiết, người phụ nữ phải biết giữ gìn tiết hạnh cho đến khi về nhà chồng, không nên sống thử trước hôn nhân, người con gái phải tự bảo vệ cái quý giá nhất của đời mình, đừng tự hủy hoại bản thân và cuộc sống sau này. Tiêu chuẩn tối cao của cái đẹp muôn thuở vẫn là sự hài hòa giữa sắc đẹp thân thể và nhân cách.
     
  18. huongdongconoi

    huongdongconoi Thương Thành viên BQT

    2. Tam Tùng Tứ Đức của Thiên đạo

    - Tam tùng của Thiên đạo

    * Tùng phụ là: Theo Đại Từ Phụ (Cha Trời), Phải tuân theo lời dạy của Ngài, siêng năng tu hành, làm lành lánh dữ, diệt lục dục, lánh phàm tâm, thì linh hồn mới trổi bước lên phẩm vị cao sang, thoát đọa luân hồi.

    *
    Tùng phu là: Tu luyện đắc đạo để trở nên một trong Thánh thể, tức là một chức sắc Thiên phong, tùng quyền Hội Thánh tế độ nhơn
    sanh.

    * Tùng tử là: Sau khi đắc đạo rồi, phải trở lại hành đạo, dìu dắt chúng sanh đang chìm đắm trong vòng vật dục, để họ sớm giác ngộ cải tà quy chánh.

    - Tứ đức của Thiên Đạo

    * Công là: Từ chỗ chăm lo đời sống đạo đức cho gia đình, như khuyên chồng, dạy con, họ còn lo cho chúng sanh, truyền bá kinh sách giáo hóa người đời, phụng sự nhơn sanh.

    * Dung là: Trau dồi tác phong đoan chính cả thể chất lẫn tâm hồn cho hài hòa, rồi biểu hiện ra bằng tình thương bao la, cứu giúp chúng sanh thoát khổ.

    * Ngôn là: Nói năng nghiêm túc, đem lại hòa ái cho mọi người, tiến lên nói điều đạo đức, thuyết minh giáo lý, khai mở tâm tánh, thức tỉnh nhơn sanh biết tu hành, tùng lương cải ác.

    * Hạnh là: Từ tánh hiền hòa nhân hậu, lập hạnh từ bi, tiến lên đến mức bác ái vị tha, để thay Trời độ thế, dìu đời vào đường đạo đức, cứu vớt chúng sanh đồng thoát khổ.

    Cũng có nhiều chị em đã sớm chọn con đường tu chơn, không lập gia đình, tức là vượt qua phần Tùng phu, Tùng tử, của đời người phụ nữ, nhưng cũng phải giữ tròn Công Dung Ngôn Hạnh của Thế đạo trong đời sống hằng ngày, để tiến lên Tam tùng Tứ đức của Thiên đạo, thì mới hy vọng thoát đọa luân hồi, trở về ngôi xưa vị cũ.
     
  19. huongdongconoi

    huongdongconoi Thương Thành viên BQT

    PHẦN III
    KẾT LUẬN

    Làm người, mặc đầu nam hay nữ, đều phải lấy tu thân làm căn bản cho Nhơn đạo, nghĩa là trước nên trau dồi thân tâm mình đạt đến Chân Thiện Mỹ, rồi sau mới lo phần xử thế là sửa việc nhà, lo việc nước và đóng góp vào công việc hòa bình thiên hạ,
    Theo tiêu chí và thứ tự của cổ nhân gọi là:

    Tu thân, tề gia, trị Quốc, bình thiên hạ.

    Người xưa rất coi trọng đạo Tu thân, nên họ thường khuyên:

    “Tự thiên tử dĩ chí ư thứ dân, nhứt thị giai dĩ tu thân vi bổn”
    (Từ vua đến kẻ thứ dân, người nào cũng phải tu thân làm gốc/ Đại Học, Phần dẫn nhập).

    Trái lại, nếu thân chẳng tu mà muốn tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, thì e rằng làm không thành; bởi vì gốc đã không vun quén để yếu ớt không ra gì, mà muốn cho ngọn phát triển sum sê, xanh tốt là điều không bao giờ có được.

    Tam cang, Ngũ thường và Tam tùng Tứ đức là đạo làm người, là tiêu chí tu dưỡng cho cả nam nữ, ngay nam giới cũng phải giữ Công Dung Ngôn Hạnh, nữ giới cũng phải giữ Tam cang Ngũ thường. Nhưng nam nặng về Tam cang Ngũ thường, nữ nặng về Tam tùng Tứ đức.

    Tam cang, Ngũ thường, Tam tùng Tứ đức do Chu Công Đán là một khai quốc công thần của đời nhà Chu Trung Quốc đề xướng, Ông có nhiều cống hiến trong việc xác lập lễ nghi và đẳng cấp trong xã hội, làm cho quan hệ đẳng cấp vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em có tôn ti trật tự, bảo đảm ổn định xã hội.

    Về sau Đức Khổng Tử đã tiếp thu Tam cang Ngũ thường, Tam tùng Tứ đức, và khai triển thành tiêu chí tu thân, xữ thế của Nho gia. Nên Đức Khổng Tử luôn xem Chu Công Đán là bậc thầy.

    Ngày nay Tam kỳ Phổ độ lấy Nho tông chuyển thế, nên Cao Đài giáo cũng dùng Tam cang Ngũ thường và Tam tùng Tứ đức làm tiêu chí tu luyện, để làm tròn Nhơn đạo, hầu tiến lên Thiên Đạo giải thoát.

    Như vậy liệu Tam cang Ngũ thường, Tam tùng, Tứ đức có lạc hậu trong thời đại ngày nay không? Để hình thành một gia đình lý tưởng với những phẩm chất nhân văn, đạo đức tốt đẹp, nhất thiết phải tuân thủ theo “Tam cang Ngũ thường và Tam tùng Tứ đức”. Nên dù cho bất kỳ trường phái nào, dù duy tâm hay duy vật, dù có tín ngưỡng hay bài bác thần linh, biên khảo nầy cũng có thể giúp ích cho con em của mình.

    Vậy chúng ta nên châm chước sửa đổi cho phù hợp với trình độ tấn hóa của hiện đại, giữ những cái "hay", bỏ những cái "dở", để tạo nên một xã hội có "Thuần phong mỹ tục".

    Nên Tam cang, Ngũ thường và Tam tùng Tứ đức mãi hòa quyện, kết hợp với nhau và trở thành chuẩn mực đào luyện nhân cách của con người thuộc mọi thế hệ, mọi giai cấp, để làm tròn Nhơn đạo, hầu tiến lên lãnh vực Thiên đạo.

    Người xưa cho rằng:

    “Muốn tu Thiên đạo, trước phải tu Nhơn đạo, nếu Nhơn đạo không tu, thì Thiên đạo rất xa vời”
    (Dục tu nhơn đạo, tiên tu nhơn đạo. Nhơn đạo bất tu, thiên đạo viễn hỷ / Minh tâm Bửu giám).

    Như vậy, có nghĩa là trước khi muốn trở thành Thần, Thánh, Tiên, Phật, thì điều đầu tiên phải học làm người, làm tròn bổn phận con người./.

    CHUNG
    Nguồn: Trích từ daotam.info/datrungtu
     
  20. huongdongconoi

    huongdongconoi Thương Thành viên BQT

    TƯ LIỆU THAM KHẢO

    - Kinh Thiên Đạo Thế Đạo.

    - Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q.1 & Q.2

    - Nữ Trung Tùng Phận của Bà Đoàn Thị Điểm giáng cơ đề bút.

    - Các lời phê của Đức Phạm Hộ Pháp.

    - Các quyển Lời thuyết đạo của Đức Hộ Pháp.

    - Chơn sư và Thánh đạo nguyên tác của Đức Giám mục C. W. Leadbeater, Bản dịch Nguyễn Hữu Kiệt.

    - Nho giáo / Trần Trọng Kim

    - Giáo lý của Ngài Tiếp Pháp Trương Văn Tràng

    - Thánh ngôn sưu tập của Hiền tài Nguyễn Văn Hồng

    - Tứ thư: Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh tử

    - Nho Gia châm ngôn lục / Hàn Tinh sưu tập.

    - Kinh Dịch / Bản dịch Ngô Tất Tố

    - Lịch sử thế giới / Nguyễn Hiến Lê & Thanh Giang

    - Từ điển thành ngữ điển tích / Trịnh Văn Thanh.

    - Tôn giáo là gì? / Joon Yale – NXB An Tiêm

    - Một số tài liệu rời sưu tập trên các báo chí và Internet

    1. Ngày xưa chồng nàng Tô Huệ bị đày đi lính thú phương xa, cô rất giỏi nữ công, nàng dệt thơ văn trên bức gấm, dâng lên vua, nhà vua mến tài nữ công của cô, nên cho chồng về với gia đình. Nên Thánh giáo Thất nương cũng có đề cập:

    Thương Tô Huệ hằng ngày dệt gấm,

    Dâng tâm trung vào tận đền rồng.

    ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~​
     

Chia sẻ trang này